SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Con át chủ bài giúp Blur đánh bại OpenSea

Khép lại quý I, khoảng 80% khối lượng giao dịch NFT được thực hiện trên Blur. Dù tuổi đời non trẻ, công thức đặc biệt của Blur đã giúp nền tảng này vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh với OpenSea.
uyntran.web3
Published Apr 12 2023
8 min read
thumbnail

Sự hiện diện của Blur trong năm 2022 không thực sự nổi bật. Song từ tháng 2 năm nay, dự án bắt đầu nổi lên như đối thủ đáng gờm của OpenSea. Trong tháng 2, khối lượng giao dịch trên Blur đạt 1.24 tỷ USD, gấp 3 lần mức 383 triệu USD của OpenSea. Mỗi ngày marketplace này vượt qua OpenSea về khối lượng giao dịch từ 35 triệu USD đến 100 triệu USD.

OpenSea đã thống trị hệ sinh thái NFT trong suốt 5 năm qua. Vậy Blur đã làm thế nào để tăng trưởng mạnh mẽ và đe doạ ngôi vương của OpenSea chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Câu trả lời là kế hoạch airdrop nhiều giai đoạn và chiến thuật độc chiếm người dùng.

Airdrop 2 giai đoạn

Bằng cách cung cấp phần thưởng nhiều lần, Blur không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà giao dịch tiềm năng mà còn khơi gợi cảm giác phấn khích xung quanh nền tảng. Cách tiếp cận này giúp tăng tương tác, khối lượng giao dịch và số lượng người dùng mới. 

Chiến lược airdrop nhiều giai đoạn nhắm mục tiêu đến nhiều phân khúc người dùng cụ thể, bao gồm người dùng mới và nhà giao dịch chuyên nghiệp với khối lượng lớn. Trong đợt airdrop đầu tiên, khoảng 100,000 nhà giao dịch NFT cùng chia nhau hơn 300 triệu token. 

Một ngày sau, khối lượng giao dịch của nền tảng lần đầu tiên vượt qua OpenSea kể từ khi ra mắt vào tháng 10. Trong vòng một tuần, khối lượng giao dịch của Blur tăng 40.36% lên 279.51 triệu USD. OpenSea chỉ đạt 8.34 triệu USD trong cùng khoảng thời gian, giảm gần 20%.

coin98
Khối lượng giao dịch Blur hiện vẫn áp đảo OpenSea. Nguồn: Dune Analytics.

Về mặt kỹ thuật, tính năng của OpenSea và Blur cũng khác biệt để phù hợp với những đối tượng người dùng khác nhau. OpenSea nhắm đến các nhà đầu tư và nhà giao dịch bình thường trong không gian Web3 để phổ biến nền tảng đến nhiều người dùng nhất có thể. Dù có cung cấp công cụ cho nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp, OpenSea nhìn chung thân thiện với người mua NFT nhỏ lẻ hơn.

Điều này giúp cơ sở người dùng của marketplace lớn hơn. Song vấn đề là nhà giao dịch nhỏ thường mua NFT vì hứng thú với hình ảnh của NFT hoặc đầu tư với khối lượng không đáng kể và không thường xuyên. Trong khi 76.6% khối lượng giao dịch OpenSea thuộc về nhà đầu tư nhỏ, nhà giao dịch chuyên nghiệp chiếm 51.4% khối lượng trên Blur. 

coin98
Khối lượng của nhà giao dịch chuyên nghiệp chiếm đa số trên Blur. Nguồn: Dune Analytics.

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 1, Pacman, nhà sáng lập Blur từng tiết lộ dự án cố ý đánh mạnh vào giao dịch chuyên nghiệp, phân khúc phát triển nhanh nhất thị trường. Dù Blur chỉ đánh vào một nhóm người dùng không quá lớn, họ lại là những người có sức ảnh hưởng trong hệ sinh thái NFT.

Khoảng 50% khối lượng giao dịch đến từ dưới 300 địa chỉ ví và khoảng 15% khối lượng do 15 ví thực hiện. Đơn cử là ngày 21/2, chỉ 8 ví trên nền tảng đã giao dịch hơn 4,000 ETH trên Blur. Phần lớn khối lượng tập trung ở những bộ sưu tập nổi tiếng và đắt đỏ như Bored Ape Yacht Club (BAYC), Mutant Ape Yacht Club (MAYC), Azuki, Pudgy Penguins, Moonbirds, Doodles… 

Tạo lực lượng “khách hàng thân thiết”

Thông qua lần airdrop thứ nhất, Blur thành công mang về số lượng lớn người dùng mới. Để tiếp tục giữ chân họ, marketplace này hứa hẹn về đợt thưởng token thứ 2. Điều kiện nhận airdrop dựa vào loyalty point (điểm trung thành). Người dùng với 100% loyalty sẽ có tỷ lệ nhận NFT Mythical Care Package cao nhất. Chủ sở hữu NFT thuộc loại Mythical được nhận 9,000 token, gấp 100 lần Uncommon Package. 

Làm thế nào để hưởng điểm loyalty tối đa 100%? Vì nền tảng cho phép người dùng niêm yết NFT, những ai chỉ sử dụng Blur sẽ được tính điểm 100%

Bên cạnh đó, Blur tận dụng vấn đề đang nhức nhối của nhiều người sáng tạo NFT - phí bản quyền. Tính đến tháng 10 năm ngoái, OpenSea là nền tảng trả nhiều tiền bản quyền nhất cho người sáng tạo. Tranh cãi bắt đầu nổ ra vào tháng 11, khi OpenSea thông báo cho phép tác giả NFT tự quyết định phí bản quyền. Nhiều nhà sáng tạo chỉ ra OpenSea đã có một nước đi khôn khéo để ép các bộ sưu tập phát hành trước đó phải chấp nhận phí bản quyền 0%.

Sau khi Blur ra mắt token, OpenSea tuyên bố cắt giảm tiền bản quyền và tạm thời bỏ phí giao dịch với một số bộ sưu tập nhất định với hy vọng lôi kéo người dùng quay trở lại. Tuy nhiên, điều này đã một lần nữa khiến các nhà sáng tạo NFT cảm thấy thất vọng.

Đẩy căng thẳng lên cao trào, Blur kêu gọi người sáng tạo chặn OpenSea để được hưởng trọn tiền bản quyền. Nền tảng này cho biết do mâu thuẫn trong quy định, các nhà sáng tạo không thể kiếm được tiền bản quyền trên cả OpenSea và Blur. Trong khi lợi nhuận của họ bị giới hạn ở OpenSea, Blur duy trì phí bản quyền tối thiểu 0.5% từ tháng 12.

coin98
Blur kêu gọi nhà sáng tạo chặn OpenSea để hưởng toàn bộ phí bản quyền. Nguồn: Blur.

Mới đây, Blur tiếp tục tuyên chiến và gắn tag “Point Disabled” cho Gemesis, bộ sưu tập OpenSea Pro airdrop cho người dùng của mình. Điều này đồng nghĩa Blur sẽ không tính điểm airdrop cho hoạt động niêm yết và bid NFT ở bộ sưu tập này. 

OpenSea không thể chiến thắng trong cuộc chiến bản quyền khi khối lượng giao dịch của họ chảy sang các nền tảng khác. Điều Blur đã làm tốt hơn OpenSea là khuyến khích người dùng trả đầy đủ tiền bản quyền cho các giao dịch mua NFT thông qua phần thưởng token.  

coin98
Người dùng sẽ được thưởng điểm tối đa nếu trả đầy đủ phí bản quyền. Nguồn: Blur.

Theo dữ liệu Dune Analytics, phí bản quyền của Blur đã vượt qua OpenSea từ ngày 15/2. Đến nay, phí bản quyền giữa 2 nền tảng đuổi bám nhau sát sao. Cuộc chiến phí dành cho người sáng tạo đang bị giằng xé bởi Blur và OpenSea.

Thách thức phía trước

Không thể phủ nhận chiến lược airdrop của Blur bước đầu đã thành công. Đợt tặng thưởng token đã thu hút các nhà giao dịch khối lượng lớn đến nền tảng, từ đó thúc đẩy khối lượng giao dịch tổng thể. Sức tăng này đã kéo theo lượng thanh khoản dồi dào và trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả nhà giao dịch bình thường. 

Kết quả của là Blur đã có thể cạnh tranh hiệu quả với OpenSea, nhanh chóng giành được 80% thị phần NFT trong tháng 3. Tuy nhiên, cần lưu ý là dù chiếm được thị phần đáng kể trong khối lượng giao dịch, tốc độ tăng trưởng người dùng của Blur không quá cao. Trong khi đó, OpenSea tiếp tục duy trì vị thế thống trị về tổng số người dùng.

coin98
OpenSea vẫn chiếm ưu thế về số người dùng. Nguồn: Dune Analytics.

Khi cơn sốt airdrop qua đi, người dùng sẽ cân nhắc lại các nền tảng dựa trên trải nghiệm giao dịch. Khối lượng của OpenSea đã tăng trở lại nhờ tận dụng vị thế trên thị trường NFT và cơ sở người dùng mạnh mẽ. Do đó, Blur cần có chiến lược tăng trưởng bền vững khác bên cạnh các ưu đãi.

Đọc thêm: Blur - Kẻ thay đổi cuộc chơi trên thị trường NFT.

RELEVANT SERIES