SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Atomic Wallet yêu cầu toà án Mỹ huỷ bỏ vụ kiện đòi bồi thường 100 triệu USD

Công ty đứng sau Atomic Wallet đã yêu cầu tòa án Mỹ bác bỏ vụ kiện tập thể đòi bồi thường thiệt hại từ vụ hack trị giá 100 triệu USD vì các khiếu nại lẽ ra phải được nộp ở Estonia, nơi công ty có trụ sở chính.
Avatar
tranhtnn
Published Nov 20 2023
Updated Nov 21 2023
2 min read
thumbnail

Trong kiến ​​nghị bác bỏ ngày 16/11 tại Tòa án bang Colorado, công ty Estonia lập luận rằng họ “không có mối quan hệ nào với Mỹ” và hợp đồng cấp phép người dùng cuối cùng yêu cầu tất cả các vụ kiện chống lại nó đều được nộp tại quê nhà của nó ở Estonia.

Atomic cũng lập luận rằng chỉ có một người dùng ở Colorado được cho là có liên quan tới vụ hack và 5,500 người dùng Atomic bị ảnh hưởng đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ.

Trong đó, Atomic Wallet từ chối trách nhiệm đối với tổn thất do trộm cắp và giới hạn thiệt hại ở mức 50 USD cho mỗi người dùng. Ngoài ra, Atomic cho biết các khiếu nại về sơ suất của đơn kiện cũng thiếu cơ sở pháp lý.

ví atomic bị hack
Atomic đề nghị bác bỏ vụ kiện tập thể. Nguồn: PACER.

“Tòa án này đã nhiều lần bác bỏ các khiếu nại tương tự”. Theo đó, các cáo buộc xuyên tạc mang tính gian lận cũng đã bị Atomic Wallet bác bỏ.

Như Interlock đã đưa tin. tối ngày 3/6, nhiều người dùng trên X (Twitter) đã báo cáo về tình trạng mất tài sản trong ví tiền điện tử Atomic Walllet. Một số đã mất tất cả tài sản với tối đa 5,500 người dùng bị ảnh hưởng.

Đến sáng ngày 4/6, @ZachXBT cho biết hơn 14 triệu USD tài sản ở các mạng lưới Bitcoin, ETH, Tron, BNB Chain, ADA, Ripple, Polkadot, Cosmos, Algo, Avax, XLM, LTC và DOGE đã bị đánh cấp. Trong đó, nạn nhân xấu số nhất đã mất 2.8 triệu USD. 

Vào ngày 5/6, công ty bảo mật blockchain Elliptic cho biết đội ngũ điều tra của họ phát hiện ra số tiền bị hack từ Atomic Wallet đã được gửi đến máy trộn tiền mã hoá Sinbad.io. Theo Elliptic, đây là nền tảng từng được sử dụng để rửa hơn 100 triệu USD tài sản crypto bị đánh cắp bởi Lazarus Group của Bắc Triều Tiên. 

Ngoài ra, công ty cũng tiết lộ Sinbad.io có khả năng là phiên bản được đổi tên từ Blender.io. Đây cũng là máy trộn tiền mã hoá thường được nhóm hacker Triều Tiên sử dụng và từng bị Bộ Tài chính Mỹ xử phạt.

Đến tháng 8, những người dùng bị ảnh hưởng đã khởi kiện tập thể, hai tháng sau vụ hack. 

Đọc thêm: nguồn cung trên thị trường của Bitcoin và Ethereum chạm mức thấp kỷ lục

RELEVANT SERIES