Bitcoin đối mặt với đợt thanh lý lệnh long cực lớn
Trong tuần qua, vốn hoá thị trường crypto tăng hơn 120 tỷ USD vượt ngưỡng 1,000 tỷ USD. Bitcoin tăng hơn 11%, các top coin đều tăng trung bình 10-15%. Tỷ giá các stablecoin (như USDT, BUSD) so với VND tăng nhẹ từ 23,600 lên 23,800 đồng/USD.
Bitcoin kết thúc tuần thứ hai tháng 3 ở mức 24,271 USD, tăng 11.43%. Bitcoin đóng nến tuần bằng nến Marubozu tăng có thân dài và phần bóng nến nhỏ thể hiện phe mua đang áp đảo thị trường.
Trên khung tuần, Bitcoin đang di chuyển ở xu hướng giảm giá. Giao cắt tử thần (Death Cross) giữa đường MA50 và MA200 được xác nhận. Theo đó, Bitcoin đã hồi lên để retest giao cắt này.
Vùng mây đỏ đi trước giá của chỉ báo Ichimoku khá dày và rộng cho thấy xu hướng giảm vẫn còn mạnh. Ở tuần cuối tháng 2, Bitcoin đang nằm gần Death Cross cũng như kháng cự mạnh 25,000 USD. Đây là vùng quyết định xu hướng của Bitcoin trong thời gian tới.
- Nếu thành công breakout kháng cự này, Bitcoin có thể tăng lên vùng 28,000 - 30,000 USD.
- Ngược lại, Bitcoin có thể giảm trở lại đáy cũ, vùng 18,000 - 20,000 USD.
Nhìn chung, Bitcoin đang thiên về xu hướng giảm. Bên cạnh đó, khoảng gap ở vùng 19,600 - 20,800 USD trên sàn CME chưa được lấp. Vì thế, xác suất Bitcoin giảm trở lại sẽ cao hơn.
Đây là lần đầu tiên Bitcoin xuất hiện giao cắt tử thần giữa MA50 và MA200 trên khung tuần. Ngày 13/2, nhà phân tích @lukasz_wydra đã tweet về biến động của chỉ số SPX (SP500) khi giao cắt này xảy ra. Cụ thể, sau khi Death Cross xuất hiện, SPX có mức tăng/giảm lần lượt là:
- Năm 1958: tăng 36% trong 39 tuần
- Năm 1963: tăng 65% trong 301 tuần
- Năm 1970: giảm 20% trong 5 tuần
- Năm 1974: giảm 35% trong 24 tuần
- Năm 2001: giảm 29% trong 56 tuần
- Năm 2008: giảm 29% trong 20 tuần
Theo đó, tín hiệu Death Cross khung tuần trên biểu đồ SPX xuất hiện rất ít và kết quả không đồng thuận. Mặt khác, chỉ số này cũng bị ảnh hưởng bởi những sự kiện lịch sử quan trọng (như khủng hoảng 2001 và 2008).
For the first time in #Bitcoin $BTC history, we are witnessing a death cross between the 50-week and 200-week SMAs. To know what to expect let's check out how the SPX has behaved in such situations:
— Lukasz Wydra (@lukasz_wydra) February 13, 2023
1958: +36% in 39 weeks,
1963: +65% in 301 weeks,
1970: -20% in 5 weeks,
1/4 pic.twitter.com/f9OdiILPui
Theo nhà phân tích và giao dịch có tài khoản Twitter @JustinBennettFX (với hơn 111,000 lượt theo dõi), Bitcoin đang di chuyển trong mô hình tam giác mở rộng. Sau khi chạm cạnh trên của mô hình (kháng cự 25,200 USD), Bitcoin có thể giảm trở lại vùng 20,300 USD.
A bit higher than I thought we might see, but I still think we get the pullback from $BTC.
— Justin Bennett (@JustinBennettFX) February 17, 2023
Apes gonna ape. 🤷♂️#Bitcoin https://t.co/so0VBoVkI8 pic.twitter.com/UJdlH0FUva
Bên cạnh đó, @JustinBennettFX cho rằng Bitcoin có thể chứng kiến hàng loạt đợt thanh lý các lệnh long trong tương lai gần.
“Hơn 100 tỷ USD lệnh long BTC quanh mức 20,800 USD. Điều này có ý nghĩa gì?”
Over $100 billion (yes, billion) worth of $BTC longs left untouched at $20,800.
— Justin Bennett (@JustinBennettFX) February 17, 2023
What could it mean? 🤔
Mặt khác, dữ liệu on-chain từ CryptoQuant cho thấy thợ đào bắt đầu chốt lời ở thời điểm Bitcoin tăng giá. Ngày 12-20/2, khi Bitcoin tăng từ 19,000 USD lên 25,000 USD, các thợ đào đã bán hơn 10,000 BTC. Đến 20/2, lượng dự trữ Bitcoin của thợ đào ở mức 1.8 triệu Bitcoin.
Đọc thêm: Vốn hoá thị trường tăng hơn 120 tỷ USD, nhiều dự án airdrop khủng cho người dùng.