CBDC vấp phải làn sóng phản đối tại Mỹ
Cụ thể, các nghị sỹ Tom Emmer, R-Minn, đã giới thiệu “Đạo luật chống giám sát CBDC”, HR 5403 vào tuần trước với yêu cầu cấm ngân hàng trung ương phát hành CBDC trực tiếp cho cá nhân. Đồng thời các nhà lập muốn ngăn FED phát hành CBDC thông qua bên thứ 3.
Ngoài ra, Emmer tiết lộ ông đã mất ít nhất 3 năm đề chuẩn bị cho dự luật này. Ông cho rằng tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có thể được kiểm soát bởi chính phủ và có khả năng hạn chế giao dịch của người Mỹ.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang đang khám phá khả năng phát hành CBDC dù nhiều quan chức tiết lộ ngân hành trung ương Mỹ vẫn chưa phát triển được loại tiền tệ này. Vào năm 2022, FED cũng từng công bố báo cáo nghiên cứu về ưu nhược điểm của CBDC.
Tuy nhiên, dự luật mới về CBDC đã vấp phải làn sóng phản đối từ các đảng viên của Đảng Dân chủ trong ủy ban Hạ viện. Các nghị sĩ Stephen Lynch, D-Mass đều cho rằng dự luật sẽ khiến Mỹ bị loại khỏi cuộc chơi trong khi đang ở thời điểm mang tính bước ngoặt. Theo Hội đồng Đại Tây Dương, đến nay, có khoảng 130 quốc gia đang phát triển và thử nghiệm CBDC.
Mặt khác, Hiệp hội Blockchain tại Mỹ nhận định CBDC tiềm ẩn mối lo ngại về quyền riêng tư, chẳng hạn như khả năng theo dõi giao dịch của chính phủ.
“Quyền riêng tư về tài chính được Hiến pháp bảo vệ. Chúng tôi ủng hộ Đạo luật Nhà nước chống giám sát CBDC, đạo luật nhằm ngăn chặn việc phát hành CBDC tại Mỹ", Hiệp hội Blockchain cho biết.
Ngoài ra, Uỷ ban Hạ viện cũng ban hành một số dự luật khác trong vài tháng qua, bao gồm việc cải tiến cách thức quản lý tiền mã hoá ở Mỹ và tập trung vào stablecoin. Dù việc triển khai CBDC tại Hong Kong và Trung Quốc đạt được các cột mốc quan trọng, điều này vấp phải làn sóng trái chiều giữa 2 đảng tại xứ cờ hoa.
Nhiều nhà phân tích cho rằng sự phản đối của nhiều nhà lập pháp ở Mỹ có thể khiến quốc gia này bước chậm hơn và khó bắt kịp với đà phát triển của ngành tiền mã hoá.