SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Chỉ số Sợ hãi & Tham lam chạm mức cao nhất trong 16 tháng

Theo dữ liệu alternative.me, chỉ số sợ hãi và tham lam (Fear & Greed Index) ngày 20/3 đạt 66 điểm, mức cao nhất kể từ khi giá Bitcoin phá kỷ lục vào tháng 11/2021.
Avatar
uyntran.web3
Published Mar 21 2023
Updated Mar 22 2023
4 min read
thumbnail

Chỉ số này phản ánh cảm xúc hiện tại của cộng đồng đối với Bitcoin và thị trường tiền mã hoá trên khung điểm 100. Với số điểm 66, thị trường được đánh giá là "tham lam". Điều này cho thấy tâm lý của nhà đầu tư tiền mã hoá đang khá tích cực. 

Thông thường nhà đầu tư trong thị trường tham lam có xu hướng FOMO và đổ xô mua nhiều loại tài sản với hy vọng kiếm lợi nhuận. Ngược lại, thị trường "sợ hãi" ám chỉ các dấu hiệu xấu, nhà đầu tư có xu hướng bán tháo tài sản.

coin98
Chỉ số Sợ hãi & Tham lam ngày 20/3. Nguồn: alternative.me.

Chỉ số Sợ hãi & Tham lam được coi là công cụ hỗ trợ đầu tư phổ biến trong thị trường chứng khoán và tiền mã hoá. Để ra quyết định giao dịch, các nhà đầu tư có thể kết hợp thêm một số chỉ báo khác như dữ liệu on-chain nhằm xem xét tình hình chung của thị trường và tài sản cần giao dịch.

Lần gần nhất chỉ số ghi điểm trên 66 là vào ngày 16/11/2021. Chỉ vài ngày trước đó, tức 10/11, Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH) 69,000 USD. 

Trong 7 ngày qua, Bitcoin đã ghi nhận mức tăng 27.8%. Ngày 19/3, Bitcoin lần đầu vượt mốc 28,000 USD kể từ tháng 6/2022. Vài giờ sau đó, đồng coin tiếp tục tăng đến mức cao nhất 28,472 USD rồi giảm về còn khoảng 27,800 USD như hiện tại.

coin98
Giá Bitcoin ngày 19-20/3. Nguồn: TradingView. 

Tâm lý thị trường chuyển biến tích cực có khả năng là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm thêm gần 300 tỷ USD vào bảng cân đối kế toán để hỗ trợ các ngân hàng đang gặp khó khăn. Như Interlock đưa tin, trong hai tuần đầu tiên FED tung gói hỗ trợ, các ngân hàng Mỹ đã vay tổng cộng 164.8 tỷ USD. Khoản cho vay cao nhất của FED trước đó là 111 tỷ USD ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. 

Trước đó, việc 3 ngân hàng lớn ở Mỹ phá sản và Bitcoin rơi khỏi mốc 20,000 USD đã dấy lên nỗi lo hãi trong nhà đầu tư. Ngày 13/3, chỉ số Sợ hãi & Tham lam là 33, được đánh giá là “sợ hãi”. Hầu hết lo ngại thị trường tiền mã hoá sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ sau khủng hoảng ngân hàng. Do đó, gói hỗ trợ của chính quyền Mỹ đã kích thích tâm lý lạc quan trở lại.

Ngoài ra, FED sẽ có cuộc họp liên quan đến quyết định tăng lãi suất vào ngày 23/3. Nhiều người đánh giá cơ quan sẽ khó có thể tiếp cận mức tăng 0.5% khi khủng hoảng ngân hàng vẫn chưa hạ nhiệt. Việc FED liên tục nâng lãi suất trong năm 2022 để kiềm chế lạm phát là nguyên nhân khiến giá trị trái phiếu của các ngân hàng lao dốc, kéo theo lỗ hổng lớn trong bảng cân đối kế toán.

coin98
Giá Bitcoin có thể biến động sau cuộc họp FOMC rạng sáng ngày 23/3. Nguồn: CNBC.

Nếu cơ quan tăng lãi suất cao hơn 0.25%, nỗi lo của người dân đối với nền kinh tế Mỹ sẽ càng lớn hơn. Nhưng nếu FED trì hoãn, lạm phát sẽ càng kéo dài và khó kiểm soát hơn. Tờ Fortune nhận định câu hỏi bây giờ là các nhà quản lý sẽ chọn giữa lạm phát và khủng hoảng ngân hàng.

Tim Duy, nhà kinh tế trưởng tại SGH Macro Advisors cho rằng FED đã không còn đường lui. “Tôi không nghĩ FED có bất kỳ lựa chọn tốt nào ở đây. Rủi ro lạm phát thậm chí còn trầm trọng hơn so với nguy cơ khủng hoảng ngân hàng lan rộng", ông nói. 

Theo Reuters, giá trị FED Fund Futures cho thấy nhà đầu tư dự đoán 70% FED sẽ tăng lãi suất 0.25% và 30% cho rằng cơ quan sẽ không tăng lãi suất. Một tuần trước đó, 85% người kỳ vọng FED nâng lãi 0.25%.

Đọc thêm: Hơn 80 công ty crypto muốn chuyển đến Hong Kong.

RELEVANT SERIES