Coinbase dự định mua lại FTX châu Âu
Dù các cuộc đàm phán chỉ mới ở giai đoạn đầu, sự quan tâm của Coinbase đối với FTX châu Âu cho thấy tầm quan trọng của các công cụ phái sinh đối với sàn giao dịch khi thị trường giao dịch spot gặp khó khăn trong downtrend.
Các công cụ tài chính phái sinh chiếm đáng kể khối lượng giao dịch tiền mã hóa. So với giao dịch spot dựa trên giá trị real-time của một loại tài sản, công cụ phái sinh như futures được sử dụng phổ biến hơn. Quý II/2023, theo công ty phân tích Kaiko Research, khối lượng phái sinh lớn hơn 6 lần so với khối lượng spot.
Trong bối cảnh thị trường crypto Mỹ bị siết chặt quy định, nhiều công ty lớn có trụ sở tại Mỹ như Coinbase và Gemini đã mở nền tảng ở nước ngoài để tập trung vào thị trường châu Á. Tháng 8, Coinbase cũng đã được phép cung cấp hợp đồng tương lai Bitcoin và Ethereum thông qua nền tảng giao dịch phái sinh do Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) quản lý.
Giống như Mỹ, thái độ của châu Âu với các công cụ phái sinh tiền mã hóa vẫn còn là dấu hỏi lớn khi khu vực này chưa công bố bộ quy định MiCA. Cho đến khi FTX sụp đổ vào tháng 11, FTX châu Âu là công ty duy nhất cung cấp hợp đồng tương lai vĩnh cửu sau khi nhận giấy phép của Cộng hòa Síp. FTX ban đầu mua lại tổ chức này với giá 376 triệu USD vào cuối năm 2021.
Theo báo cáo tài chính của FTX châu Âu, nền tảng này đã thu hút được hàng chục nghìn người dùng cho đến khi công ty mẹ phá sản. Giá trị dài hạn của giấy phép đã thu hút sự chú ý từ nhiều bên khác nhau.
Một trong số đó là Crypto.com, sàn giao dịch có trụ sở tại Philippines. Theo tin nhắn Fortune thu được, Coinbase cũng đã bày tỏ sự quan tâm ngay sau khi FTX phá sản vào tháng 11/2022. Lần gần nhất là vào đầu tháng 9, khi một giám đốc điều hành sàn hỏi về khả năng mua lại chi nhánh của FTX ở châu Âu. Tuy nhiên, theo một người trong cuộc, Coinbase không còn theo đuổi thỏa thuận thâu tóm FTX châu Âu nữa.
Trước đây, Coinbase từng thực hiện nhiều thương vụ mua lại trong lĩnh vực phái sinh, điển hình sàn giao dịch tương lai FairX vào tháng 1/2022. “Chúng tôi luôn đánh giá cao những cơ hội mở rộng kinh doanh và gặp gỡ nhiều dự án trên khắp thế giới”, đại diện Coinbase chia sẻ với Fortune.
FTX châu Âu đã trở thành một trong những chủ đề lớn trong thủ tục phá sản của công ty. FTX đã mua lại công ty, ban đầu được thành lập vào năm 2020 với tên gọi Digital Assets DA AG, nhằm mở rộng dịch vụ phái sinh trên khắp châu Âu và cạnh tranh với các đối thủ Kraken và Binance.
Tháng 7, ban quản lý mới của FTX, dẫn đầu là CEO John J. Ray III đã kiện đòi hàng trăm triệu USD từ nhóm lãnh đạo FTX châu Âu. FTX cho rằng thương vụ thâu tóm DA AG là "quyết định sai lầm" khi công ty phải chi 376 triệu USD cho giấy phép hoạt động trị giá 2 triệu USD.
Đọc thêm: nansen bị hack dữ liệu người dùng