SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Vì sao crypto suy yếu giữa làn sóng khủng hoảng ngân hàng?

Khi nhiều ngân hàng tại Mỹ liên tiếp sụp đổ, nhiều người mong đợi giá trị của Bitcoin sẽ tăng vọt khi nhận được nhiều sự chú ý hơn. Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược. Bitcoin không thể breakout ngưỡng 30,000 USD và giảm về dưới 28,000 USD khiến cả thị trường đều chìm trong sắc đỏ. Nguyên nhân là gì?
Avatar
tranhtnn
Published May 09 2023
Updated Aug 05 2023
6 min read
thumbnail

Tóm tắt ý chính:

  • Sự bất ổn trong chính sách tiền tệ của FED khiến các nhà đầu tư Bitcoin lo lắng. 
  • Những lời chỉ trích về việc Bitcoin gây hại đến môi trường tự nhiên. Lượng khí thải CO2 từ khai thác BTC của Mỹ đang gia tăng với tốc độ chóng mặt.
  • Các altcoin như Ethereum, BNB và XRP đã làm giảm thị phần và sức ảnh hưởng của Bitcoin.

Bất chấp làn sóng phản đối ngân hàng đang gia tăng, tiềm năng Bitcoin sẽ tăng giá là hoàn toàn có cơ sở. Khi niềm tin của người dân vào các tổ chức tài chính truyền thống suy yếu, Bitcoin thường có xu hướng tăng vọt. 

Tuy nhiên, nếu xét thêm các yếu tố khác (bao gồm sự không chắc chắn về quy định, mối quan tâm về môi trường và các loại tiền thay thế,...) đã cản trở bước tiến của Bitcoin.

Theo sau nhiều vụ bê bối của ngân hàng, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm lung lay sự tin tưởng của người dân vào các ngân hàng truyền thống. Do đó, nhiều người đã tìm kiếm giải pháp tài chính thay thế. 

Qua đó, Bitcoin trở thành lựa chọn được ưu tiên hàng đầu bởi nó được ví như hàng rào chống lạm phát. Là một loại tiền tệ phi tập trung hoạt động bên ngoài lĩnh vực của các ngân hàng trung ương và chính phủ, Bitcoin hứa hẹn sẽ dân chủ hóa tài chính và mang lại quyền lực cho cá nhân.

Mặc dù có tiềm năng, Bitcoin vẫn gặp khó khăn trong việc được sử dụng rộng rãi. Chính phủ và cơ quan quản lý tài chính trên toàn thế giới đang vật lộn với những hệ quả của tiền mã hoá, áp đặt các mức giới hạn và quy định khác nhau. Chẳng hạn, việc xem xét liên tục của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ về việc phân loại các loại tiền mã hoá là chứng khoán hay hàng hóa khiến nhiều người lo lắng khi đầu tư.

Ngoài ra, mối quan tâm về môi trường đã ảnh hưởng đến tiềm năng của Bitcoin. Quá trình khai thác yêu cầu sức mạnh tính toán đáng kể và tiêu thụ lượng năng lượng lớn dẫn đến lượng khí thải carbon tăng vọt. Trường Đại học Cambridge ước tính nhu cầu năng lượng hàng năm của Bitcoin vượt qua các nước như Argentina hoặc Hà Lan. Điều này khiến Bitcoin bị chỉ trích và không nhận được sự ủng hộ của những người yêu môi trường.

Cuối cùng, các altcoin xuất hiện với những tính năng nổi bật (tốc độ giao dịch nhanh hơn, phí thấp hơn hoặc tăng cường quyền riêng tư,...), phù hợp với nhu cầu của người dùng đã làm giảm thị phần và sức ảnh hưởng của Bitcoin.

Chất xúc tác cho sự tăng trưởng của Bitcoin

Mặc dù gặp phải nhiều trở ngại, tiềm năng tăng trưởng của Bitcoin vẫn còn. Nhiều yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển, đưa Bitcoin ở lại đường đua. Gần đây, việc phát triển của Lightning Network hứa hẹn cải thiện khả năng mở rộng của Bitcoin, giúp cho các giao dịch được thực hiện nhanh và rẻ hơn. 

Trưa ngày 8/5, sàn Binance thông báo hỗ trợ mạng lưới Lightning Network để tiếp tục xử lý yêu cầu rút Bitcoin của người dùng tiền mã hoá. Sàn giao dịch cho biết việc sử dụng Bitcoin Lightning Network sẽ giúp ích cho nền tảng này trong bối cảnh mạng Bitcoin tắc nghẽn do số lượng giao dịch và phí gas tăng cao đột biến. 

Hơn nữa, khi các ngân hàng trung ương triển khai phát hành CBDC, sự quan tâm của công chúng đối với tiền mã hóa (dẫn đầu là Bitcoin) có thể tăng mạnh.

Cuối cùng, việc các tổ chức chấp nhận sử dụng tiền mã hoá như một khoản trữ, phòng ngừa lạm phát có thể giúp đảm bảo uy tín cho Bitcoin. Khi nhiều công ty như MicroStrategy hay Tesla bổ sung Bitcoin vào bảng cân đối kế toán, danh tiếng của tiền mã hoá có thể được cải thiện, thúc đẩy các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường.

dự trữ btc
Lượng dự trữ Bitcoin của các công ty, tổ chức lớn. Nguồn: Bitcoin Treasuries.

Chỉ số CPI có thể thúc đẩy Bitcoin tăng trưởng trong ngắn hạn

Ngày mai (10/5), Cục thống kê lao động Mỹ (Bureau of labor statistics - BLS) sẽ công bố thông tin về tỷ lệ lạm phát trong tháng 4. Theo dữ liệu từ Forex Factory, chỉ số CPI được dự đoán ở mức 5% (bằng với tháng 3). 

Nếu chỉ số CPI cao hơn mức kỳ vọng 5%, tài sản trên thị trường crypto và truyền thống có thể sẽ giảm giá do ảnh hưởng của đợt tăng lãi suất sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào tháng 6 sắp tới. Nếu tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới mức dự báo, thị trường crypto sẽ có phản ứng tích cực.

Theo đó, phần lớn nhà đầu tư đều cho rằng chỉ số CPI trong tháng 4 sẽ tiếp tục sụt giảm và là chất xúc tác giúp Bitcoin tăng giá trở lại trong ngắn hạn. Tháng trước, chỉ số CPI tháng 3 giảm nhẹ so với kỳ vọng đã giúp Bitcoin đạt mức cao mới trong 10 tháng.

 

RELEVANT SERIES