SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
thumbnail
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

CTO CoinMarketCap: Người đứng sau trang blockchain phổ biến nhất Việt Nam

Đi lên từ lập trình viên, giám đốc công nghệ là những người định hình ngành công nghiệp Web3.
Avatar
immihu.web3
Published Mar 26 2024
9 min read

Interlock đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với anh Mauvis Ledford, người từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công nghệ của CoinMarketCap, trang số liệu hàng đầu trong thị trường crypto. Ông đã xây dựng những phần quan trọng nhất của CoinMarketCap, bao gồm giao diện lập trình ứng dụng (API). Buổi trò chuyện xoay quanh những kinh nghiệm của ông khi là cố vấn của những startup trong Web3 lẫn truyền thống. 

Là con người của blockchain, ông thường có mặt tại các buổi diễn thuyết về tính ứng dụng của sổ cái phi tập trung ở khắp nơi trên thế giới. Với niềm tin bất diệt dành cho Bitcoin cũng như blockchain, vị CTO CoinMarketCap luôn mong muốn truyền động lực cũng như đưa ra lời khuyên dành cho những startup trong không gian Web3. Niềm đam mê blockchain còn được thể hiện thông qua những bức hình xăm trên cơ thể ông.

image

Ông đã cống hiến cho thế giới startup công nghệ hơn 15 năm, một hành trình rất dài. Điều gì khiến ông đến với không gian crypto?

- Tôi đã tham gia vào hoạt động startup công nghệ từ 15 đến 20 năm. Kể từ nhỏ, tôi luôn bị cuốn hút bởi những thứ trên màn hình máy tính. 

Trong thời gian làm việc tại Gates Foundation vào năm 2017, tôi có thời gian tìm hiểu những công nghệ khác nhau từ thực tế ảo (VR) đến blockchain. Tôi dành 8 tiếng mỗi ngày trong 3 tháng để nghiên cứu từng công nghệ khác nhau. Đó chính là lúc tôi quyết định theo đuổi ngành công nghiệp mới nổi này.

Đặc biệt là giữa năm 2017 và 2018 khi thị trường tiền mã hóa bước vào bullrun. Trong khi đó, năng lực của tôi là hỗ trợ mở rộng những trang web lớn. Đó chính là thời điểm hoàn hảo để tôi tham gia không gian này. 

image

Khác những ngành công nghiệp khác, blockchain loại bỏ bên trung gian và giúp builder tiếp cận được nhiều người hơn. Trong 10 năm qua, chúng ta đã quá tập trung vào tài chính mà bỏ quên những ngành như giáo dục, y tế và những thứ khác. Vẫn còn rất nhiều khoảng trống trong Web3. Vẫn còn rất nhiều ngành công nghiệp có thể tích hợp blockchain mà bạn có thể tham gia vào. 

Theo ông, có lĩnh vực nào mà blockchain không kết nối được?

- Tôi nghĩ chúng ta có thể tokenize mọi thứ từ cổ phiếu Apple đến quyền sở hữu nhà xe. 

Nếu bạn mua một căn nhà tại Mỹ, bạn phải đóng phí bảo hiểm quyền sở hữu lên đến 2% giá trị của tài sản. Bảo hiểm này có giá trị khi bạn mua phải những căn nhà bất hợp pháp hoặc tranh chấp. Giả sử như ông nội của người bán căn nhà cho bạn đã cướp nó từ ai đó vào 80 hoặc 100 năm trước, bảo hiểm quyền sở hữu sẽ giúp bạn không mất tiền khi căn nhà được trả về chủ sở hữu. 

image

Nếu mọi thứ như chữ ký được đưa lên blockchain, chúng ta sẽ không cần những thứ như trên. 

Ông nghĩ sao về cơ hội thành công trong Web3 dành cho các startup?

- Tôi nghĩ Web3 hoàn toàn nhiều cơ hội để thành công rực rỡ nhưng tồn tại nhiều rủi ro vì còn mới. 

Có rất nhiều mảng mà bạn có thể trở thành người đi đầu trong không gian Web3. Tôi biết một dự án startup đang làm về hoạt động thừa kế tài sản, không chỉ crypto mà tất cả tài sản khi bạn qua đời. Chúng ta đang đến giai đoạn khi những người OG trong thị trường bắt đầu già đi cũng như mọi người tham gia đầu tư ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chúng ta ta vẫn chưa có ai đi đầu về mảng này để có thể đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. 

image

Khó khăn lớn nhất với ông khi trở thành CTO là gì?

- Khi bạn trở thành CTO của một công ty, bạn cần phải có rất nhiều kỹ năng “cứng và mềm”. 

Khi làm tại công ty như Facebook hay Google và tích lũy kinh nghiệm lập trình tới mức độ nhất định, bạn sẽ đứng trước lựa chọn trở thành một người đóng góp cá nhân (independent contributor) tiếp tục trên con đường chuyên môn hoặc phát triển thành một người quản lý. 

Tôi thì lựa chọn phát triển mỗi thứ một ít. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, bạn phải lựa chọn một trong 2. Công ty phát triển đến mức độ nhất định sẽ cần cả vị trí giám đốc công nghệ (CTO), kỹ sư trưởng (VP of engineering). 

image

Làm thế nào để một lập trình viên trẻ có thể trở thành CTO trong 3 năm?

- Sẽ thật khó để trở thành CTO bởi mọi người đều muốn thuê CTO đã có kinh nghiệm. 

Đối với tôi, trong những ngày đầu tại San Francisco, tôi đã làm cho Skype, Disney Mobile… Khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời, tôi đã làm quen với các trang web. Tôi bắt đầu tìm hiểu và học về Backbone Js và jQuery. Thỉnh thoảng, tôi sẽ có buổi diễn thuyết tại các hội thảo về những gì mà tôi học được. Tại thời điểm đó, đa số đều nghĩ tôi chưa đủ hiểu biết để có thể trình bày chuyên nghiệp tại đó. Nhưng bạn biết đấy. Bạn cần phải đi trước mọi người vài bước.

Sau vài buổi hội thảo, PACKT và O’Reilly, nền tảng giáo dục kỹ thuật số, đã mời tôi làm người kiểm duyệt công nghệ. Đổi lại, tôi sẽ được sử dụng trang bìa của quyển sách họ. Và tôi đã đưa công ty cố vấn của tôi vào. Lại nói, những khách hàng tại San Francisco cần sự giúp đỡ và hỏi tôi về lĩnh vực trên. Một dự án với sự giúp đỡ của tôi đã thành công gọi vốn 4 triệu USD. Sau đó, họ ngỏ lời mời tôi về làm CTO. 

Lúc đó, tôi chưa từng có kinh nghiệm về vị trí này nhưng họ cho rằng tôi “đã giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề nan giải nhất” cũng như biết rằng tôi có thể học để làm những việc mình muốn. Thật tuyệt vời khi mình được trả tiền để học. 

Tóm lại, câu trả lời của tôi là hãy liên tục xây dựng bản thân và rồi mọi người sẽ đến vì bạn hoặc bắt đầu phát triển một startup.

image

Ông đã làm CTO ở nhiều công ty. 3 trong số đó được mua lại. Cảm giác của ông như thế nào khi “buông tay” dự án mà mình xây dựng?

- Việc công ty mình xây dựng được mua lại có thể là con dao 2 lưỡi. 

Mục tiêu của nhiều công ty là được mua lại hoặc tiến hành IPO bởi vì bạn không thể gọi vốn mãi mãi. Tuy nhiên, nó cũng là điều đáng buồn khi bạn có sếp mới và định hướng của công ty không còn như ban đầu. 

Đôi khi, vấn đề nằm ở công ty mẹ. Khi quy mô quá lớn, quy trình của họ sẽ chậm hơn nhiều so với môi trường startup. Nếu ở công ty nhỏ, bạn chỉ cần 2 tuần lên kế hoạch và cập nhật code mới. Với công ty lớn, quá trình này sẽ lâu hơn rất nhiều. 

Khi một startup giáo dục tôi từng làm được mua lại, quá trình này đã được nâng từ 2 tuần lên một tháng, đôi  khi là 2 tháng. Bởi vì họ không muốn bất kỳ lỗi nào xảy ra. Điều này hoàn toàn hợp lý khi bạn có tệp người dùng lớn. 

Mặt khác, những nhân sự trong startup thường không còn nhiệt huyết khi làm việc dưới một công ty khác. Mặc dù một phần lý do mà các công ty lớn mua lại startup là muốn thổi làn gió mới vào tổ chức. Nhưng điều ngược lại thường xảy ra, họ hút cạn sức sống của startup đấy. Do đó, việc buông tay một công ty có thể là con dao 2 lưỡi. 

Đối với CoinMarketCap, tôi nghĩ đó là trường hợp tốt. Mọi người có thể không nhận ra rằng CoinMarketCap là một công ty được vận hành bởi quảng cáo, không phải dự án crypto. Và nguồn vốn của chúng tôi không phải vô tận. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ tốt nếu về tay Binance. 

image

Dù chúng tôi có dịch vụ phân tích crypto, nó cũng hoạt động nhờ vào chi phí quảng cáo. Thật tuyệt vời khi bạn không phải trả tiền để sử dụng CoinMarketCap và mục tiêu của chúng tôi là cung cấp những dữ liệu chính xác nhất. Điều đó chỉ có thể thực hiện được qua doanh thu quảng cáo. 

Với tôi, đó là thời điểm thích hợp để ra đi và giúp đỡ những startup Web3 khác. Tôi thích việc xây dựng những thứ mới, không phải duy trì chúng. Đó là không gian mà tôi chọn, mọi người đều yêu startup. Tuy nhiên, tôi biết rằng CoinMarketCap đang “trong tay người tốt”. Binance có nguồn tài nguyên để duy trì hoạt động và tiếp tục phát triển. Bất ngờ hơn, họ còn loại bỏ tất cả quảng cáo khi chúng đem lại rất nhiều tiền. Nhưng Binance không cần chúng. 

RELEVANT SERIES