SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Đằng sau quyết định đổi “chim” thành “chó” của Elon Musk

Từ việc đổi logo Twitter thành memecoin DOGE cho đến xóa bỏ công ty Twitter, tất cả đều là bước đệm cho giấc mộng siêu ứng dụng ấp ủ từ lâu của Elon Musk.
Avatar
uyntran.web3
Published Apr 20 2023
Updated Apr 23 2023
13 min read
thumbnail

Rạng sáng 4/4, Elon Musk bất ngờ đổi biểu tượng chim xanh quen thuộc của Twitter thành logo Dogecoin, meme token ông chủ nền tảng này từng quảng bá. Giữa lúc cộng đồng còn đang xôn xao, Twitter lại đột ngột gỡ bỏ hình ảnh chú chó Shiba khỏi trang web sau 3 ngày. Xâu chuỗi với những sự kiện gần đây, hành động nửa đùa, nửa thật này làm rõ hơn kế hoạch “lột xác” hoàn toàn Twitter của vị tỷ phú.   

“X”

Theo đơn kiện Twitter được bà Laura Loomer gửi lên tòa án cấp quận California ngày 4/4, cái tên Twitter Inc đã không còn tồn tại. Thay vào đó, bị đơn trong vụ kiện này là Twitter được thông báo là đã sáp nhập vào công ty X Corp của Elon Musk. Thông tin này chưa bao giờ được vị tỷ phú lẫn Twitter chính thức công khai. Tuy nhiên, ngày 11/4, việc Musk đăng tải tweet với nội dung vỏn vẹn một chữ “X” có thể hiểu như một sự xác nhận. 

Theo cổng thông tin Nevada, ngày 9/3, Elon Musk đã đăng ký 2 doanh nghiệp mới mang tên X Holdings Corp và X Corp. Đến 15/3, Musk nộp đơn xin hợp nhất X Holdings I với X Holdings Corp và Twitter Inc với X Corp. Hồ sơ nêu rõ “Twitter Inc đã không còn tồn tại dưới danh nghĩa công ty ở Delaware”. Đồng thời, X Corp và X Holdings Corp hoạt động dưới sự quản lý của bang Nevada.

Vậy tại sao Musk lại chọn X Corp? 

Ông chủ Tesla từ lâu đã bị ám ảnh bởi chữ “X”. Năm 1999, ông thành lập ngân hàng trực tuyến X.com. Ngân hàng này sau đó sáp nhập với Confinity thành Paypal ngày nay. X xuất hiện dày đặc trên nhiều thương hiệu của Musk: SpaceX, mẫu xe Model X của Tesla, 3 công ty X Holdings, Project X. 

Sau khi mua lại Twitter, ông tuyên bố thương vụ sẽ thúc đẩy quá trình tạo ra siêu ứng dụng X. Musk đã nhiều lần công khai thể hiện mong muốn phát triển một siêu ứng dụng tương tự WeChat của Trung Quốc. Tại hội nghị của Morgan Stanley vào tháng 3, ông đặt mục tiêu biến Twitter “trở thành tổ chức tài chính hàng đầu thế giới”.

"Về cơ bản, tôi thấy WeChat thực sự rất hữu ích, nhất là trong cuộc sống hàng ngày. Tôi nghĩ, nếu chúng ta đạt được điều đó hoặc thậm chí gần đạt được với Twitter, đây sẽ là một thành công lớn", ông nói.

coin98
Mã QR WeChat xuất hiện rộng rãi ở Trung Quốc. Nguồn: Getty Images.

Siêu ứng dụng được ví như con dao đa năng khi tích hợp hàng loạt tiện ích khác nhau, từ thanh toán điện tử, nhắn tin, tìm kiếm, giao nhận, đặt xe, đi chợ hộ cho đến kết bạn, tra cứu thông tin hành chính... Theo Scott Galloway, giáo sư ngành marketing tại Đại học New York, lý do siêu ứng dụng thịnh hành tại châu Á là người dân ở đây chủ yếu kết nối Internet qua điện thoại di động.

Không quá khó hiểu khi Elon Musk lại nhắm tới mục tiêu siêu ứng dụng giống như WeChat. Suốt nhiều năm, ứng dụng này thống trị hoàn toàn Internet Trung Quốc. Theo nghiên cứu của China Internet Watch, người dùng dành trung bình 77 phút mỗi ngày trên WeChat. 

Sở hữu hơn 1.3 tỷ người dùng, WeChat được nhận xét là có hiệu quả dịch vụ tương đương WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại. Với nhiều người Trung Quốc, WeChat chính là Internet.  

WeChat của crypto 

WeChat phản chiếu kỳ vọng của Elon Musk về Twitter. Phiên bản ban đầu của WeChat chỉ cho phép người dùng gửi tin nhắn văn bản và ảnh. Tháng 5/2011, ứng dụng cập nhật tính năng nhắn tin thoại, sau đó mở rộng sang lĩnh vực thanh toán và game. Ngày nay, người dùng có thể làm mọi thứ trong WeChat như gọi taxi, đặt đồ ăn, thanh toán hóa đơn, chia sẻ video…

Tương tự, Elon Musk muốn X trở thành nền tảng thanh toán di động P2P, cho phép người dùng hưởng lãi suất từ tài khoản thanh toán như ngân hàng. Ngoài ra, người dùng có thể truy cập trực tiếp nhiều dịch vụ khác nhau như gọi xe và giao đồ ăn.

Hướng tới mục tiêu đó, Twitter đã nộp các thủ tục giấy tờ cần thiết để tích hợp bộ xử lý thanh toán từ tháng 11/2022. Tháng 4, nền tảng hợp tác với công ty fintech eToro cho phép người dùng giao dịch crypto và chứng khoán thông qua tính năng "cashtag" của Twitter. Hiện tính năng này chưa được triển khai và người dùng chỉ có thể sử dụng cashtag để xem dữ liệu giao dịch trên TradingView.

coin98
Twitter hiển thị biểu đồ giá Bitcoin thông qua tính năng cashtag. Nguồn: Twitter.  

Musk cũng muốn mở rộng ảnh hưởng của Twitter trong các mạng xã hội. Đầu tiên, ông dự định nâng giới hạn ký tự bài viết và cho phép gửi video dài hơn cho người đăng ký Twitter Blue. Ngày 13/4, Twitter thông báo người sáng tạo sẽ có thể kiếm tiền từ nội dung của họ trên nền tảng tương tự YouTube. Chủ tài khoản có thể truy cập tính năng “Kiếm tiền” ở tab cài đặt và bán nội dung ở dạng văn bản hoặc video dài.

Trong tương lai, cộng đồng crypto còn có thể mong đợi gì ở Twitter? Viễn cảnh dễ thấy nhất là một hệ thống thanh toán ngay trong ứng dụng. Thông qua thỏa thuận với eToro, Twitter có khả năng sẽ hỗ trợ người dùng mua hàng hóa bằng các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum hay Dogecoin. 

Trên thực tế, ý tưởng này từng xuất hiện ở các công ty khác của Elon Musk. Chẳng hạn, tháng 9/2022, hãng xe điện Tesla mở bán còi Cyberwhistle lấy cảm hứng từ dòng xe Cybertruck của công ty và chỉ cho phép thanh toán bằng Dogecoin. Sau khi tiếp quản Twitter, vị tỷ phú lại úp mở việc “thêm tùy chọn thanh toán bằng Dogecoin”. Bitcoin cũng từng suýt trở thành phương tiện thanh toán cho khách hàng Tesla nhưng bất thành.

Ngoài ra, việc Musk phát hành token cho Twitter cũng không nằm ngoài khả năng. Dù đồng Twitter Coin không tích hợp blockchain, đây là dấu hiệu cho thấy nền tảng đã nghĩ đến tạo ra một loại tiền tệ riêng.

Ngay khi tiếp quản Twitter, ông đã công bố kế hoạch cho phép người dùng hiển thị marketplace NFT từ Magic Eden, Rarible, Dapper Labs và Jump.trade. Tuy nhiên, siêu ứng dụng không đơn giản điều hướng người dùng sang những nền tảng khác mà phải cho phép người dùng thao tác ngay trên các mini-app. Muốn trở thành siêu ứng dụng thực thụ, Twitter cần phải xây dựng nền tảng giao dịch của riêng mình. 

Luật chống độc quyền bóp chết siêu ứng dụng tại Mỹ 

Quả thực, tỷ phú 51 tuổi đã tích cực thực hiện nhiều thay đổi trên nền tảng sau nửa năm tiếp quản Twitter. Song chỉ tích cực thôi là chưa đủ, con đường trở thành siêu ứng dụng của Twitter có thể chông gai hơn nhiều. 

Ở phương Tây, các ứng dụng dạng này gần như không xuất hiện. Musk không phải là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng của siêu ứng dụng. Trước ông, một số công ty khác cũng đã nghiên cứu tích hợp thêm tính năng mới vào ứng dụng gốc của mình. 

Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter từng đề xuất kết hợp Cash App và dịch vụ thanh toán sau BNPL thành siêu ứng dụng. Năm 2021, PayPal ra mắt phiên bản siêu ứng dụng đầu tiên cung cấp dịch vụ gửi tiền trực tiếp, thanh toán hóa đơn, ví kỹ thuật số, thanh toán P2P, thanh toán crypto…

coin98
Tính năng gửi tiền tiết kiệm được PayPal giới thiệu tháng 9/2021. Nguồn: PayPal.

Tuy nhiên, chưa có nền tảng nào thực sự tiến gần đến cấp độ siêu ứng dụng như WeChat hay Grab. Khác biệt về điều kiện kinh tế và văn hóa của phương Tây và châu Á đã khiến các công ty Mỹ chậm chân hơn trong cuộc đua này. 

Theo Insider Intelligence, người Mỹ đã làm quen với các cơ sở hạ tầng truyền thông và cơ sở hạ tầng thanh toán trên nhiều trang web khác nhau. Họ không cảm thấy cần phải kết nối một ứng dụng duy nhất vì đã quen thao tác trên nhiều nền tảng.

Bên cạnh đó, người dùng có thể e ngại khi giao phó toàn bộ dữ liệu của mình cho một công ty họ không thực sự tin tưởng. Jasmine Enberg, nhà phân tích tại Insider Intelligence cho hay niềm tin của công chúng vào mạng xã hội đã suy giảm sau bê bối rò rỉ thông tin của Facebook và Google.

“Người dùng sẽ phải cung cấp thông tin thanh toán để sử dụng các chức năng của siêu ứng dụng. Và chúng tôi biết rằng họ không sẵn sàng làm điều đó”, Enberg chia sẻ.

Sau người dùng, các nhà quản lý có thể là nỗi lo tiếp theo của X. Cái tên “WeChat phiên bản Mỹ” chắc chắn sẽ bị chính quyền Mỹ để mắt đến, đặc biệt là khi Ủy ban Thương mại Liên bang đang chủ trương chống các công ty độc quyền công nghệ. 

Tính đến nay, ít nhất 5 dự luật chống độc quyền công nghệ đã được đệ trình tại Mỹ. Theo Reuters, một trong số đó cấm các hãng công nghệ lớn sở hữu các công ty con hoạt động trên nền tảng của họ. Ở dự luật khác, Big Tech không được phép sáp nhập công ty khác trừ khi chứng minh được công ty đó không cạnh tranh với bất kỳ dịch vụ nào họ đang có. 

coin98
Luật chống độc quyền được đưa ra đề kìm chân 4 Big Tech của Mỹ, đảm bảo cạnh tranh công bằng. Nguồn: Politico.

Ngoài ra, các nhà lập pháp đề xuất cấm các nền tảng thiên vị sản phẩm của mình, với mức phạt 30% doanh thu nếu vi phạm. Mới đây, 9 bang của Mỹ đã cùng Bộ Tư pháp tham gia kiện Google vi phạm luật chống độc quyền. Theo Bộ Tư pháp, ông lớn mảng công cụ tìm kiếm đã lạm dụng sự thống trị của mình trong quảng cáo trực tuyến và đẩy các kết quả thiên vị cho công ty.  

Không chỉ tạo rào cản pháp lý đối với Google, đây còn là thách thức cho các đề xuất sáp nhập doanh nghiệp của Google. Ngoài ra, vụ kiện có thể là lời cảnh báo cho các ông lớn công nghệ khác như Amazon, Facebook, Microsoft, Apple hay thậm chí là Twitter khi trở thành siêu ứng dụng.

Super App là tương lai

Ắt hẳn Elon Musk đã lường được tất cả rào cản pháp lý ở Mỹ. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm biến Twitter thành X và mạnh tay đầu tư 44 tỷ USD cho giấc mơ đó. Con số này thậm chí gấp đôi mức định giá nội bộ 20 tỷ USD do chính ông đưa ra hồi tháng 3. 

Ưu thế lớn nhất của siêu ứng dụng rõ ràng là tính tiện lợi. Thông qua một ứng dụng duy nhất, người dùng có thể giải quyết được nhiều nhu cầu trong cuộc sống hơn như thanh toán hoá đơn, mua sắm, dịch vụ… mà không cần phải liên kết với nhiều bên khác nhau. Ở châu Á và Việt Nam, một số ứng dụng đã đi theo hướng này và tìm được chỗ đứng trong thị trường, điển hình là MoMo, Grab và Zalo.

coin98
Grab đặt mục tiêu cung cấp nhiều loại dịch vụ từ mua sắm cho đến giải trí. Nguồn: Grab Tech.

Trong không gian blockchain, người dùng có thể tương tác với người khác, giao dịch và liên kết với một loạt ứng dụng khác qua super app trung gian này. Chẳng hạn, MetaMask đã tích hợp tính năng swap ngay bên trong trình duyệt mở rộng. 

Bên cạnh đó, Coin98 Super App hỗ trợ cộng đồng truy cập ví non-custodial multichain để lưu trữ tài sản mã hoá, kết nối sàn giao dịch phi tập trung và marketplace NFT. Argent Labs, một công ty khởi nghiệp ở Anh cũng mở rộng các dịch vụ tài chính phi tập trung, cho phép mua bất động sản mã hoá và truy cập game online thay vì tập trung vào hoạt động giao dịch token như trước. 

Có thể thấy siêu ứng dụng là xu hướng đang nở rộ của các dự án Web3. Một trong những trở ngại lớn nhất của DApp là trải nghiệm người dùng và siêu ứng dụng chính là chìa khóa tháo gỡ vấn đề đó. Vì vậy, siêu ứng dụng có tiềm năng trở thành vũ khí giúp các dự án crypto chiến đầu trên mặt trận mass adoption vốn đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Đọc thêm: Trung Quốc hậu thuẫn cho ngân hàng đầu tư vào crypto.

RELEVANT SERIES