SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

FDIC bán lại tài sản của ngân hàng Signature

Các khoản tiền gửi và khoản vay của Signature Bank sẽ được bán cho Flagstar Bank, công ty con của New York Community Bancorp chỉ một tuần sau khi ngân hàng này gặp khủng hoảng thanh khoản. Tuy nhiên, một số khoản tiền gửi liên quan đến crypto sẽ không nằm trong thỏa thuận trên.
Avatar
quynhnt
Published Mar 20 2023
Updated Aug 10 2023
3 min read
thumbnail

Ngày 19/3, công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) thông báo thỏa thuận chứng nhận các khoản tiền gửi không liên quan đến crypto (khoảng 38.4 tỷ USD) và một số khoản vay trị giá 12.9 tỷ USD sẽ do ngân hàng Flagstar Bank tiếp quản.

Từ ngày 20/3, 40 chi nhánh của Signature Bank sẽ bắt đầu hoạt động với tư cách là Flagstar Bank. Theo đó, các khoản tiền gửi do ngân hàng này đảm nhận như trong thỏa thuận sẽ tiếp tục được bảo hiểm trong phạm vi giới hạn là 250,000 USD.

Thỏa thuận tiếp quản từ Flagstar Bank không bao gồm khoảng 4 tỷ USD tiền gửi liên quan đến lĩnh vực tiền mã hóa do Signature Bank nắm giữ. Thay vào đó, FDIC xác nhận sẽ chuyển trực tiếp số tài sản này cho những khách hàng đã mở tài khoản ngân hàng kỹ thuật số.

“FDIC sẽ cung cấp các khoản tiền gửi này trực tiếp cho những khách hàng có tài khoản được liên kết với hoạt động kinh doanh ngân hàng số”, FDIC cho biết rõ. 

Con số 4 tỷ USD chiếm khoảng 4.5% trong tổng số 88.6 tỷ USD tiền gửi mà Signature Bank sở hữu tính đến ngày 31/12/2022. Trong đó, một số công ty lớn trong ngành tiền mã hóa như Coinbase, Celsius và Paxos đã xác nhận có tiếp xúc với ngân hàng Signature.

Theo bản tin ngày 17/3 của Reuters, tất cả khách hàng của Signature Bank sẽ được nhận lại số tiền gửi của mình. Điều này nằm trong kế hoạch giải cứu các ngân hàng của Mỹ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, đại diện của FDIC đã phủ nhận điều này và nhấn mạnh rằng cơ quan không yêu cầu thoái vốn tiền mã hóa của bất kỳ giao dịch mua bán nào. 

Cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ trở thành mối đe dọa và có nguy cơ gây ra tác động lây lan đến châu Âu. Như Interlock đưa tin, ngày 19/3, UBS Group - ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ đã chi 3.2 tỷ USD để mua lại Credit Suisse. 

Alain Berset, Tổng thống Thụy Sĩ đã thông qua thỏa thuận nhằm ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Theo đó, ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sẽ cung cấp 162 tỷ USD thanh khoản cho UBS Group, gấp 3 lần so với 54 tỷ USD trong thông báo trước. Cổ đông của Credit Suisse cũng sẽ được quy đổi cổ phiếu của mình thành cổ phiếu ngân hàng UBS Group theo tỷ lệ 22.48:1

Đọc thêm: Ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse với 3.2 tỷ USD. 

RELEVANT SERIES