SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Khẩu hiệu Google “Don’t be evil” dưới góc nhìn của Arbitrum

Trong buổi trò chuyện BuilderTalk ngày 11/5, Patrick McCorry, chuyên gia nghiên cứu từ Arbitrum Foundation nhắc đến phương châm nổi tiếng “Don’t be evil” của ông lớn Google. Qua đó, ông đã chia sẻ quan điểm về tương lai của layer 2 và Web3.
Avatar
uyntran.web3
Published May 21 2023
Updated May 21 2023
11 min read
thumbnail

McCorry là CEO của PISA Research, công ty nghiên cứu chuyên về crypto. Trước khi gia nhập Arbitrum, ông từng là phó giáo sư ngành Kỹ sư Bảo mật và Crypto ở King’s College London. McCorry chia sẻ toàn bộ sự nghiệp của ông chủ yếu xoay quanh crypto, hướng đến mục tiêu cuối cùng là một thế giới phi tập trung.  

Don’t be evil

Cuối những năm 90, “Don’t be evil” (Đừng trở nên xấu xa) xuất hiện trong bộ quy tắc ứng xử cốt lõi của Google khi công ty bắt đầu kiếm được tiền từ công cụ tìm kiếm. Khẩu hiệu “Don’t be evil” nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong cả văn hóa nội bộ lẫn hoạt động kinh doanh của Google.

Thế nhưng, với McCorry, “Don’t be evil” không còn là triết lý phù hợp của gã khổng lồ công nghệ Google. Để đáp ứng tôn chỉ này, nhân viên Google cần thực hiện những quy tắc: Không để các mẩu quảng cáo tùy ý leo lên đầu kết quả tìm kiếm, không tính phí tìm kiếm thông tin, không gửi spam, không đặt banner quảng cáo lên trang chủ. 

coin98
Patrick McCorry, chuyên gia nghiên cứu từ Arbitrum Foundation. 

Các quy định trên là lời nhắc nhở nhân viên Google làm điều đúng đắn, đặt đạo đức và lợi ích của người dùng lên trên lợi ích kinh doanh. Google phải mang đến cho cộng đồng Internet quyền truy cập thông tin không thiên vị và tập trung cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể.

“Niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau giữa nhân viên và người dùng là nền tảng cho sự thành công của Google”, theo bản ghi nhớ trước đây của Google.

Và thực tế chứng minh Google đã không thể thực hiện triết lý nói trên. Kể từ 2018, Google đã loại bỏ “Don’t be evil” khỏi bộ quy tắc ứng xử nội bộ. Năm 2020, Bộ Tư pháp Mỹ mở 3 vụ kiện chống cáo buộc Google vi phạm luật chống độc quyền để giữ thế thống trị trong dịch vụ tìm kiếm. Tháng 1 năm nay, thêm 9 bang tham gia kiện công ty lạm dụng sức mạnh chi phối thị trường trong thị trường quảng cáo trực tuyến hiển thị quảng cáo khắp mạng Internet. 

Các nhà quảng cáo đóng góp lớn trong doanh thu của Google. Trang kết quả tìm kiếm đã đưa nhiều kết quả tìm kiếm trả phí hơn trên Google Shopping. Điều này khiến những người có ngân sách hạn hẹp khó lòng cạnh tranh được với các công ty lớn hơn. 

Trong mảng SEO (tối ưu hóa tìm kiếm), Google cũng thường bị chỉ trích vì thay đổi thuật toán thường xuyên và không công bằng. sự thay đổi thường xuyên, không công bằng diễn ra như cơm bữa. Chẳng hạn, năm 2011 và 2012, công ty lần lượt phát hành 2 bản cập nhật Panda và Penguin nhằm giảm thứ hạng các trang web chất lượng thấp và ngăn chặn tình trạng spam. Bản cập nhật bị cho là đã gây khó khăn cho các trang web nhỏ, khiến họ khó có thể phục hồi sau khi dính “đòn phạt”.
 
Tháng 1, Google thông báo cắt giảm 12,000 nhân viên, tương đương 6% nhân sự. Tuy nhiên, công ty đã hứng chịu làn sóng chỉ trích do nhân viên chỉ nhận thông báo bị cho thôi việc qua email và không được giải thích lý do. Ngày 4/4, hàng trăm nhân viên Google đã đứng quanh văn phòng công ty ở Anh và cầm các biểu ngữ liên quan đến khẩu hiệu “Don’t be evil”.

coin98
Nhân viên Google biểu tình phản đối công ty. Nguồn: Reuters.

Như vậy, dù là đối với người dùng, đối tác hay chính nhân viên của mình, Google đều không giữ được sự tôn trọng và công bằng như hứa hẹn.

McCorry cho rằng vấn đề ở công nghệ truyền thống là người dùng phải chấp nhận giao phó tiền cho dự án. Mọi quyền lực thực chất nằm trong tay chủ dự án và liệu tiền của người dùng có an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào 2 chữ “niềm tin”. 

Trong khi đó, động cơ ban đầu của con người có thể thay đổi khi đứng trước lợi nhuận, đơn cử như trường hợp của Google. Trong các tập đoàn công nghệ truyền thống, con người có thể lựa chọn trở thành “ác quỷ” hay không. Vì vậy, McCorry mong muốn tạo ra một môi trường nơi họ phải tuyệt đối tuân thủ quy tắc dù muốn hay không.

Nơi tội ác không có chỗ tồn tại

Với McCorry, đích đến của giới công nghệ nên là “Instead of don’t be evil, they can’t be evil” (Thay vì đừng trở nên xấu xa, họ không thể làm chuyện xấu xa”). Các hệ thống máy tính và thuật toán sẽ không cho phép họ làm điều đó. 

“Tầm nhìn của layer 2 và Web3 là tạo ra công nghệ mới dựa vào các phần mềm để thực thi các quy tắc thay vì con người”, McCorry tuyên bố. 

Theo ông, mọi thứ đều cần phải minh bạch, cho phép người dùng xem rõ "luật chơi" của dự án trước khi tiến đến tương tác. Trong thế giới Internet, “luật chơi” ở đây có thể là thỏa thuận bảo mật của dự án đối với thông tin của người dùng. Web3 mở ra không gian Internet phi tập trung hơn, trong đó người dùng và tổ chức đạt được thỏa thuận thông qua hệ thống hợp đồng thông minh. 

coin98
Hợp đồng thông minh loại bỏ các bên trung gian. Nguồn: Wall Street Mojo.

Gavin Wood, nhà lập trình Ethereum đã đặt ra thuật ngữ Web3 vào 2014, năm Ethereum ra mắt. Wood tuyên bố lỗ hổng chết người của Web2 là trust - sự tin tưởng. Người dùng phải tin tưởng các nền tảng tập trung không lạm dụng quyền lực của họ khi chúng phát triển. 

Phương châm của Google “Đừng trở nên xấu xa” ngụ ý rằng trở nên xấu xa là một lựa chọn. Đối với Wood, xây dựng Web3 là xây dựng hệ thống không cần dựa trên sự tin tưởng giữa con người, tập đoàn và chính phủ. Ở blockchain, không có lựa chọn cho hành vi trục lợi người dùng vì các thuật toán và máy móc được thiết lập sẵn sẽ quyết định mọi thứ.

Như vậy, Web3 hứa hẹn giải phóng người dùng khỏi những gã khổng lồ công nghệ bằng cách cho phép người dùng truy cập vào dữ liệu on-chain. Với Web3, các tổ chức không còn có thể lưu trữ độc quyền dữ liệu của người dùng vì blockchain là cơ sở dữ liệu trên một mạng máy tính chứ không phải trên máy chủ. 

Không có cá nhân hay tổ chức nào sở hữu dữ liệu. Mỗi máy tính hoặc node sẽ lưu trữ bản ghi đầy đủ về mọi giao dịch, vì vậy không ai có thể kiểm soát hoặc phá hủy mạng lưới trừ khi chiếm giữ được phần lớn node. Mọi thay đổi và giao dịch đều được ghi lại on-chain để đảm bảo tính minh bạch và các cơ quan tập trung không có quyền thao túng cơ sở dữ liệu. 

Scam - bạn đồng hành của crypto?

Nếu blockchain an toàn và minh bạch như vậy, tại sao các dự án xấu vẫn đầy rẫy trên thị trường, khiến từ khóa “lừa đảo” trở thành định kiến khó phai với crypto? Rõ ràng, thị trường tiền mã hóa hiện tại vẫn còn cách rất xa bức tranh phi tập trung lý tưởng của Web3. 

Tháng 1, tờ Business Insider đưa tin Sam Bankman-Fried, CEO sàn FTX chỉ thị cho người đồng sáng lập Gary Wang tạo ra “cửa sau” bí mật. Tòa án phá sản bang Delaware cho biết quỹ đầu tư Alameda của Sam Bankman-Fried đã lấy đi 65 tỷ USD từ tiền của khách hàng gửi trên sàn giao dịch. 

Theo tòa, Wang đã tạo ra cánh cửa bí mật bằng cách chèn một số vào hàng triệu dòng mã, giúp Alameda có thể âm thầm vay 65 tỷ USD từ FTX. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CTFC) nhận định hạn mức tín dụng “gần như không có giới hạn”, tức Alameda có thể bòn rút bao nhiêu tiền trong quỹ người dùng tùy ý.

coin98
Sam Bankman-Fried đã cố ý mở cửa sau bí mật để trục lợi tiền của người dùng. Nguồn: Business Insider.

Tháng 12/2022, John Ray III, CEO đương nhiệm của FTX đã tiết lộ với Ủy ban Dịch vụ Tài chính Mỹ rằng private key của FTX không hề được mã hóa. Ở sàn DEX, người dùng tự nắm giữ private key và quản lý tài sản của mình. Ngược lại, sàn CEX giống với ngân hàng truyền thống, có một ví chứa tất cả tài sản của người dùng. Private key của ví chung đó do CEX kiểm soát.

Về nguyên tắc, private key phải được mã hóa trên blockchain. Việc FTX không mã hóa private key đã mở đường cho những giao dịch bất hợp pháp từ bên ngoài và trong chính nội bộ FTX. Khi bỏ quên private key, FTX có khả năng đã có ý định xấu ngay từ đầu. Thực tế cho thấy Sam Bankman-Fried đã lấy tiền của người dùng để hỗ trợ Alameda và phục vụ những mục đích cá nhân như giao dịch đòn bẩy và mua bất những động sản xa xỉ ở Bahamas.

Tóm lại, các nền tảng tập trung không an toàn. Ngay cả các dự án DeFi cũng không thực sự phi tập trung và vẫn còn tồn đọng một số đặc điểm của CeFi. Khi sử dụng DeFi, người dùng vẫn có thể bị giám sát, kiểm soát bởi một nhóm hay cá nhân. Trong DAO, dù bản chất là mở ra quyền bỏ phiếu công bằng cho cộng đồng, những tổ chức lớn nắm giữ nhiều token nhất sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định quan trọng của dự án. 

Cả Ethereum, blockchain lớn thứ 2 tính theo TVL hiện tại, cũng từng vướng nghi vấn kém phi tập trung sau khi chuyển sang cơ chế Proof-of-Stake. Tháng 9/2022, nền tảng phân tích blockchain Nansen tiết lộ 64% ETH staking được nắm giữ bởi 5 tổ chức.

Tuy nhiên, số validator từ sau the Merge đã tăng lên với tốc độ ổn định. Tính đến tháng 4, số lượng validator đã vượt mức 600,000 người và các validator mới vẫn trên xu hướng tăng. Điều này cho thấy Ethereum đang nỗ lực để phân tán quyền lực của các staker hơn, dù chưa thực sự đạt được kết quả. 

Nhìn nhận thực tế, mục tiêu về một mạng Internet tuyệt đối tập trung vẫn còn rất khó khăn bởi còn phụ thuộc vào những yếu tố như công nghệ và niềm tin của con người. Khi DeFi còn chưa tạo ra được phần mềm đủ bền vững, không có lỗ hổng và tình trạng hack vẫn xảy ra, người dùng sẽ không đủ tin tưởng để sử dụng dự án và DeFi sẽ khó lòng phát triển.

Đọc thêm: BuilderTalk #6: Giải mã Arbitrum - layer 2 hàng đầu trên Ethereum.

RELEVANT SERIES