SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Hồng bao có giúp blockchain mass adoption ở Trung Quốc?

Xu hướng số hoá trong thanh toán đã khiến lì xì trực tuyến trở nên ngày càng quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và mở đường cho công nghệ blockchain.
Avatar
uyntran.web3
Published Feb 01 2023
Updated Feb 12 2023
6 min read
thumbnail

Khái niệm hồng bao ảo (virtual hongbao) đã được các ông lớn công nghệ nắm bắt từ sớm. Năm 2014, WeChat, ứng dụng nhắn tin hàng đầu Trung Quốc lần đầu giới thiệu tính năng gửi hồng bao trực tuyến. 

Tính năng hồng bao của WeChat gồm có hai chế độ. Người dùng có thể kết nối thẻ ghi nợ với ví WeChat để gửi tiền lì xì cho một người duy nhất. Ngoài ra, họ có lựa chọn khác là chia khoản tiền thành nhiều bao với số tiền khác nhau và gửi cho nhiều người. 

coin98
Hồng bao trên WeChat. Nguồn: Chinosity.

Mỗi người sẽ nhận bao lì xì có giá trị ngẫu nhiên và nhanh tay “mở” bao lì xì nhanh hơn người khác. Những ai không kịp mở trong số lượt giới hạn sẽ nhận bao rỗng. Tuy nhiên, người mở lì xì đầu tiên không phải lúc nào cũng nhận được số tiền lớn nhất  

Ý tưởng sáng tạo của WeChat đã đưa bao lì xì kỹ thuật số lên bản đồ Trung Quốc. Chứng kiến thành công rực rỡ của nhà Tencent, hàng loạt công ty lớn khác như Baidu và Alibaba cũng gia nhập đường đua.

Cuộc đua hồng bao

Một năm sau, Alibaba bắt tay với gã khổng lồ mạng xã hội Weibo mở chiến dịch quảng bá hồng bao kỹ thuật số. Nhằm khuyến khích người dùng điện thoại liên kết tài khoản ngân hàng với dịch vụ, Tencent và Alibaba đều dành tặng những đợt lì xì lớn cho khách hàng.

Xuyên suốt sự kiện Gala Mùa Xuân của đài CCTV, người xem có thể nhận hồng bao miễn phí từ WeChat bằng cách lắc điện thoại. Theo Sheng Li Digital, người xem đã gửi 120 triệu bao lì xì trong thời lượng phát sóng. Vào cao điểm sự kiện, 800 triệu lượt lắc được ghi lại mỗi phút. Chỉ trong đêm giao thừa, hơn 1 tỷ bao lì xì đã được gửi đi với tổng giá trị ước tính 500 triệu nhân dân tệ (75 triệu USD).

coin98
Alipay quảng bá chiến dịch hồng bao. Nguồn: China Daily.

Mặt khác, Alipay tuyên bố lì xì 95 triệu USD cho khách hàng cùng phiếu mua hàng lên đến hàng tỷ nhân dân tệ. Tuy có phần lép vế so với WeChat, Alipay và Weibo vẫn ghi nhận 240 triệu hồng bao trong đêm giao thừa. Khoảng 600 triệu nhân dân tệ phần thưởng và phiếu giảm giá và cũng được phân phối hết trong vòng 9 ngày.

Đến 2016, Baidu quyết định cạnh tranh cùng hai đối thủ. Baidu là nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên Internet lớn nhất Trung Quốc. Công ty cho hay người dùng ví Baidu đã gửi khoảng 4.2 triệu bao lì xì với giá trị 300 triệu nhân dân tệ từ 28/1-8/2/2016. 

Hồng bao trên blockchain 

Phong tục lì xì đầu năm là truyền thống không thể thiếu của người dân Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Hiểu được tâm lý này, các gã khổng lồ công nghệ coi Tết Nguyên Đán là cơ hội vàng để mở rộng nền tảng người dùng và mỗi năm lại bổ sung những diện mạo mới cho phong bao lì xì trực tuyến. 

Khi dịch COVID-19 bùng phát, lì xì trực tuyến trở thành hình thức được cộng đồng ưa chuộng để duy trì nét truyền thống một cách an toàn. Và chính phủ Trung Quốc đã tận dụng thời điểm này để phổ biến đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY). 

Năm 2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ​​​​​​hợp tác với chính quyền địa phương phát hồng bao chứa e-CNY cho tại 10 thành phố thí điểm, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thành Đô, Hùng An, Tô Châu và các địa điểm gần Thế vận hội Mùa đông 2022. Trong đó, Bắc Kinh phát 10 triệu e-CNY, mỗi bao lì xì chứa khoảng 200 nhân dân tệ. Người dân có thể tiêu số tiền lì xì trong khoảng ngày 10-17/2/2021 thông qua các dịch vụ trực tuyến. 

coin98
Thanh toán bằng e-CNY ở Trung Quốc. Nguồn: South China Morning Post.

Tháng 12/2022, Trung Quốc tiếp tục ra mắt tính năng hồng bao trên ứng dụng ví e-CNY. Tương tự Alipay và WeChat, người dùng ví e-CNY có thể gửi bao lì xì cho một người hoặc gửi số tiền ngẫu nhiên cho một nhóm người nhận. Kèm theo các phong bao đỏ là những lời chúc có sẵn như “chúc mừng năm mới”, “Trung Quốc thịnh vượng” và “chúc mừng sinh nhật”...

Cũng trong dịp Tết, e-CNY tích hợp hợp đồng thông minh thông qua Meituan, ứng dụng cung cấp dịch vụ bán lẻ và giao đồ ăn. Khi người dùng mua hàng, hợp đồng thông minh sẽ tìm kiếm từ khóa và mặt hàng nhất định trong đơn hàng. Nếu giao dịch mua khớp với từ khóa cho ngày hôm đó, người dùng sẽ được tham gia rút thăm và nhận một phần hồng bao chứa 8,888 nhân dân tệ (khoảng 1,300 USD).

PBOC hy vọng các tính năng mới sẽ thu hút thêm nhiều người dân sử dụng e-CNY. Ở thời kỳ đỉnh cao tháng 6-12/2021, tốc độ tăng trưởng e-CNY đạt đến 154%. Tỷ lệ chi tiêu e-CNY năm 2022 có dấu hiệu chậm lại dù vẫn ở xu hướng dương. Theo báo cáo ngày 10/1, e-CNY chiếm 0.13% trong số 10.47 nghìn tỷ nhân dân tệ (1.54 nghìn tỷ USD) lưu hành cuối năm 2022.

Theo dòng sự kiện, ứng dụng Việt Nam Coin98 Super App vừa qua đã ra mắt tính năng “Red Envelope”. Người dùng có thể gửi C98, USDT và BUSD cho một người hoặc một nhóm người. Người gửi cũng có thể đính kèm lời nhắn và “thiệp” mừng năm mới cho đối phương.

coin98
Tính năng lì xì của Coin98 Super App. 

Tại Việt Nam, lì xì trực tuyến nói chung được đón nhận rộng rãi. Điển hình là chương trình “Lắc Xì” của ví điện tử MoMo với hàng chục triệu người tham gia. Nhiều ứng dụng ví khác như Viettel Money và ZaloPay cũng tung ra tính năng gửi lì xì cho người dùng.

Hàng loạt ứng dụng mobile banking của ngân hàng cũng ra mắt tính năng tương tự trước thềm Tết Nguyên Đán. Điều này đã thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt trong nước và mở ra cơ hội cho chuyển tiền on-chain phát triển trong tương lai. 

Đọc thêm: Justin Sun: Trung Quốc đang mở lòng với tiền mã hoá.

RELEVANT SERIES