Mỹ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi kho bạc sắp ‘hết tiền’
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đã dự báo rằng thâm hụt ngân sách hàng năm của chính phủ Mỹ sẽ "tăng gần gấp đôi trong thập kỷ tới."
Theo báo cáo ngày 12/5 do CBO công bố, nguy cơ chính phủ Hoa Kỳ không trả được nợ trong tương lai gần bắt nguồn từ việc đạt đến giới hạn nợ theo luật định là 31,400 tỷ USD vào ngày 19/1.
CBO dự đoán rằng nếu Quốc hội không nâng trần nợ (giới hạn về tổng số tiền mà chính phủ có thể vay để thực hiện các nghĩa vụ tài chính), chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6/2023.
"CBO dự báo rằng nếu giới hạn nợ không thay đổi, những rủi ro lớn đe đoạ đến nền kinh tế Mỹ có thể xảy ra trong hai tuần đầu tiên của tháng 6. Bộ Tài chính sẽ không thể thanh toán các hóa đơn của chính phủ”.
CBO dự báo thâm hụt ngân sách liên bang sẽ đạt 1,500 tỷ USD vào năm 2023, cao hơn 100 tỷ USD so với ước tính ban đầu vào tháng 2.
CBO cũng nhấn mạnh rằng kết quả của vụ kiện đang diễn ra tại Tòa án Tối cao liên quan về việc hủy bỏ khoản nợ vay sinh viên chưa thanh toán có thể có ảnh hưởng đáng kể đến tổng tổng tiền thu thuế trong năm 2023.
Tuy nhiên, dựa trên những số liệu thu thập được, CBO không kỳ vọng số tiền thâm hụt ngân sách trong thời gian sắp tới có thể suy giảm. Theo đó, các nhà phân tích dự đoán rằng số tiền thâm hụt hàng năm sẽ “tăng gần gấp đôi trong 10 năm tới”, đạt 2,700 tỷ USD vào năm 2033.
Bên cạnh đó, CBO cũng dự đoán rằng trong năm 2033, chúng ta sẽ chứng kiến mức nợ của Mỹ sẽ đạt đỉnh mới cao nhất từng được ghi nhận ở Kỳ, nêu rõ:
“Do những thâm hụt đó, nợ do công chúng nắm giữ cũng tăng theo dự đoán của CBO, từ 98% GDP vào cuối năm nay lên 119% vào cuối năm 2033 - đây sẽ là mức nợ cao nhất từng được ghi nhận của Hoa Kỳ .”
Điều gì xảy ra nếu Mỹ vỡ nợ?
Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ đối với các khoản thanh toán của mình trước đây. Vì vậy, hậu quả có thể xảy ra với Mỹ vẫn chưa rõ ràng, nhưng khả năng cao nó sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.
“Việc không đáp ứng nghĩa vụ của chính phủ sẽ gây ra tác hại không thể khắc phục đối với nền kinh tế Mỹ, sinh kế của tất cả người Mỹ và sự ổn định tài chính toàn cầu,” Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong bức thư gửi Quốc hội hồi đầu năm 2023.
Theo đó, các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào đồng USD, khiến nền kinh tế suy yếu nhanh chóng. Trong 7 tháng qua, chỉ số sức mạnh đồng USD (DXY) đã giảm hơn 12%, từ trên 114 về đến 100 điểm.
Trên khung ngày, DXY đang di chuyển ở xu hướng giảm giá. Ngày 12/5, DXY đã tăng nhẹ và breakout đường xu hướng. Tuy vậy, DXY vẫn còn đối mặt với kháng cự là vùng mây đỏ của chỉ báo Ichimoku ở vùng 103.3.
Theo đó, nếu không breakout thành công vùng mây này, DXY có thể tiếp tục xu hướng giảm và trở về đáy cũ 100.8. Ngược lại, nếu breakout thành công, DXY có thể tiến lên vùng 105.7.
Bên cạnh đó, việc người dân mất niềm tin vào đồng USD được cho là một trong tin hiệu tích cực cho các tài sản chống lạm phát như vàng hay Bitcoin. Trong quá khứ, chỉ số sức mạnh đồng USD có sự tương quan nghịch với Bitcoin.
Đến tối ngày 14/5, Bitcoin tăng nhẹ trở lại, hồi trên đường viền cổ (neckline) của mô hình vai đầu vai. Đây là tín hiệu khá xấu. Nếu Bitcoin retest thành công đường này, giá có thể giảm mạnh về 23,500 USD, bằng với chiều cao mô hình.
Đọc thêm: Vai đầu vai hình thành - Bitcoin sẽ đạt 23,500 USD hay 30,000 USD?