Nguyên nhân Bitcoin sẽ sớm đạt 30,000 USD?
Theo dữ liệu TradingView của sàn Binance, vào lúc 9h40 ngày 30/3, Bitcoin lập đỉnh mới ở 29,184 USD, mức cao nhất kể từ tháng 6/2022. Sau đó, Bitcoin bắt đầu giảm trở lại. Đến chiều ngày 31/3, Bitcoin được giao dịch dưới ngưỡng 28,000 USD, giảm khoảng 3% trong 24h qua. Thị phần Bitcoin đã chạm kháng cự ở mức 47.26%.
Trên khung H4, Bitcoin vẫn chưa thể vượt 29,000 USD. Sau khi chạm kháng cự, Bitcoin đã xuất hiện cụm nến đảo chiều Bearish Fakey. Đây là mô hình nến được tạo thành bởi sự phá vỡ giả từ thị trường.
Trong 2 tuần qua, Bitcoin có xu hướng không rõ ràng khi sideways quanh vùng 26,500 - 28,700 USD. Bên cạnh đó, Bitcoin đã xuất hiện tín hiệu phân kỳ đảo chiều ở hầu hết các khung thời gian trung và ngắn hạn (ngày, H4, H1) nhưng giá vẫn chưa giảm mạnh.
Điều này đã khiến các nhà phân tích, giao dịch đưa ra ý kiến trái chiều. Trong 3 tháng đầu 2023, Bitcoin có mức tăng khoảng 70%. Một số chuyên gia dự đoán tích cực về giá trị của BTC trong tương lai.
Gần đây, tình trạng hỗn loạn của các ngân hàng đã thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư vào Bitcoin. Họ tin rằng tiền mã hóa sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo cho hệ thống ngân hàng truyền thống.
“Tôi cho rằng giá Bitcoin phục hồi khi mọi người phát hoảng vì hàng loạt vụ sụp đổ trong hệ thống ngân hàng”, theo Oliver Linch - CEO Bittrex Global chia sẻ.
Với Balaji Srinivasan - Cựu giám đốc Công nghệ Coinbase tin rằng giá Bitcoin sẽ vượt 1,000,000 USD trong 90 ngày tới. Bên cạnh đó, Marshall Beard - Giám đốc Chiến lược tại sàn Gemini ở Mỹ cũng dự đoán Bitcoin có thể sẽ sớm cán mốc 100,000 USD trong năm nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác dự đoán rằng giá trị của BTC sẽ giảm. Gareth Soloway - chiến lược gia thị trường tại InTheMoneyStocks.com dự đoán rằng Bitcoin sẽ giảm xuống dưới 13,000 USD.
Tác động của yêu cầu thất nghiệp và dữ liệu tăng trưởng GDP đối với thị trường crypto
Theo dữ liệu được công bố tối ngày 30/3, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao và tăng trưởng GDP quý IV giảm 0.1% so với dự đoán.
Cả hai chỉ số này cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt và có thể khiến FED phải cân nhắc về việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Khi FED ngừng tăng lãi suất sẽ khiến giá trị đồng USD yếu hơn, điều này sẽ tác động tích cực đối với thị trường crypto.
Ngoài ra, thị trường lao động hạ nhiệt và tăng trưởng GDP thấp hơn có thể khiến các nhà đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế như tiền mã hoá. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nhu cầu và có khả năng đẩy giá BTC lên cao.
Thêm vào đó, sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng bắt đầu vào đầu tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn trên toàn cầu.
Even under the most optimistic assumption for the US - that bank lending stabilizes and doesn't fall sharply - the credit impulse (blue) gets very negative by Q4 2023, making recession almost inevitable. The Fed forecasts Q4/Q4 GDP growth of +0.4% in 2023. Far too optimistic... pic.twitter.com/y9HTDxH7n2
— Robin Brooks (@RobinBrooksIIF) March 30, 2023
19:30 tối nay (31/3), Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE core) tháng 3. Hiện chỉ số này được dự đoán ở mức 0.4%. Theo đó, số liệu thực tế cao hơn dự báo thường được cho là mang tính tích cực đối với đồng USD và tiêu cực với thị trường crypto, chứng khoán và ngược lại.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE core) đo lường sự thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng thu mua với mục đích tiêu dùng, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. Giá cả được định theo tổng chi phí mỗi món đồ. Chỉ số này đo lường sự thay đổi giá cả đến từ khía cạnh người tiêu dùng.
Nếu chỉ số PCE core thấp hơn 0.4% sẽ là yếu tố quan trọng giúp Bitcoin breakout vùng kháng cự hiện tại và đạt 30,000 USD.
Cập nhật: Chỉ số Core PCE được công bố ở mức 0.3%, thấp hơn dự báo. Điều này cho thấy lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, nền kinh tế Mỹ bắt đầu giảm tốc. Đây là tin tức tích cực cho thị trường crypto.
Đọc thêm: Chính phủ Mỹ thanh lý 200 triệu USD Bitcoin bị tịch thu