logo

Interlock

Dark
Content Language
English
VietNamese
thumbnail
thumbnail
Theo Bloomberg, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hóa phải lưu trữ tiền của khách hàng trong quỹ tín thác. Quy định sẽ được áp dụng trước cuối năm nay.

Sau sự sụp đổ của FTX tháng 11/2022, MAS tin rằng luật mới sẽ bảo vệ tiền của người dùng. Ngoài ra, cơ quan cũng dự định thúc đẩy đề xuất cấm cung cấp dịch vụ cho vay và staking đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhà đầu tư tổ chức vẫn có thể tiếp cận các dịch vụ trên như bình thường.

MAS cho hay đã bắt đầu tham vấn các biện pháp trên từ tháng 10 năm ngoái, tức một tháng trước cú sập FTX. Hiện sàn giao dịch đang bị cáo buộc trộn lẫn tiền của người dùng với tài khoản của sàn, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo công ty chiếm dụng tiền gửi của khách hàng cho mục đích cá nhân.

"Chỉ riêng những quy định này không thể bảo vệ người dùng khỏi mọi tổn thất. [...] Người dùng phải hết sức thận trọng khi giao dịch" 
MAS

Theo MAS, các biện pháp này sẽ giảm thiểu rủi ro lạm dụng tài sản của khách hàng và giúp các nhà quản lý thuận lợi thu hồi tài sản của khách hàng trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ mất khả năng thanh toán. Về lệnh cấm staking và cho vay đối với nhà đầu tư cá nhân, MAS tiết lộ sẽ theo dõi nhận thức về rủi ro của người tiêu dùng và cân nhắc thay đổi chính sách trong tương lai.

Cơ quan Tiền tệ Singapore cho rằng các biện pháp mạnh tay sẽ hỗ trợ ngành phát triển. Nguồn: CNBC.

Ngân hàng trung ương Singapore cũng đã yêu cầu công chúng phản hồi về các điều luật sửa đổi liên quan đến quy trình lưu trữ tiền gửi người dùng. Angela Ang, Cố vấn Chính sách Cấp cao của công ty tình báo blockchain TRM Labs, nhận định cộng đồng tiền mã hóa Singapore sẽ không ngạc nhiên trước việc chính quyền thắt chặt quy định crypto.

Ang cho rằng các nhà quản lý Singapore đang lắng nghe tiếng nói của người trong ngành và nhạy bén với những điều kiện thực tế, điển hình là việc các nền tảng giao dịch đang thiếu sự giám sát từ bên thứ 3. Ngoài ra, các yêu cầu của Singapore cũng giống với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác và không nghiêm ngặt như các quy tắc của Hong Kong.

"Singapore hiện yêu cầu 90% tài sản mã hóa của khách hàng được giữ trong ví crypto, trong khi Hong Kong là 98%. Không giống Hong Kong, họ không bắt buộc sử dụng ví lạnh trong nước” 
Angela Ang, cựu quan chức MAS

Singapore khẳng định luôn hỗ trợ công nghệ blockchain nhằm cải thiện hệ thống tài chính truyền thống. Đi đôi với mục tiêu đó, quốc gia Đông Nam Á tuyên bố họ sẽ "không ngừng cứng rắn" đối với hành vi xấu trong ngành công nghiệp tiền mã hóa. Tháng trước, MAS đã đề xuất phương thức thiết kế các mạng mở, có thể tương tác cho các tài sản mã hóa và các tiêu chuẩn cho việc sử dụng tiền mã hóa.

Trong bối cảnh pháp lý căng thẳng ở phương Tây, một số công ty crypto đã chọn Singapore làm điểm đến tiềm năng. Giữa tháng 5, sàn giao dịch Coinbase công bố dịch vụ giao dịch USDC cho khách hàng sử dụng SGD, tiền tệ của Singapore. Với động thái này, Coinbase đã chính thức mở rộng hoạt động ở Singapore sau khi được MAS công nhận là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán vào tháng 10 năm ngoái.

Tháng 6, Circle, nhà phát hành stablecoin USDC nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và chuyển tiền xuyên biên giới ở quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, Ripple cũng vừa được MAS chấp thuận làm tổ chức thanh toán. Văn phòng Ripple tại Singapore có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự tại bộ phận phát triển kinh doanh, pháp lý và tài chính.

Đọc thêm: Ripple được bật đèn xanh tại Singapore

icon
iconicon
Comment

You need toorto comment