Thách thức và cơ hội của DeFi

Bên cạnh mùa đông crypto, sự sụp đổ của LUNA và đế chế Sam Bankman-Fried chắc chắn góp phần không nhỏ vào tình hình ảm đạm của thị trường. Do đây là các ông lớn trong thị trường, hiệu ứng domino lập tức bùng nổ và xô đổ hàng loạt dự án lớn nhỏ khác.
Tình thế khó khăn
Trong suốt quý I/2022, tổng vốn hóa thị trường DeFi duy trì mức ổn định. Sự sụp đổ của Terra đã thay đổi cục diện và đẩy toàn bộ thị trường tiền mã hóa lao dốc.
DeFi cũng không nằm ngoài vòng thảm họa. Theo CoinGecko, vụ việc đã càn quét hàng tỷ USD khỏi hệ sinh thái. Kể từ đó, DeFi không có nhiều dấu hiệu tăng trưởng và vốn hóa thị trường tiếp tục trì trệ cho đến cuối năm 2022.

Tháng 9, Ethereum tiến hành bản nâng cấp The Merge, chuyển đổi mạng lưới từ cơ chế Proof-of-Work (PoW) sang Proof-of-Stake (PoS). Sự kiện lịch sử đã thổi làn gió mới vào thị trường. Giá ETH cùng một số token DeFi ghi nhận mức tăng nhẹ so với đầu năm.
Nhưng chỉ hai tháng sau, FTX lại bất ngờ sụp đổ. Ảnh hưởng bởi cú sốc, tổng vốn hóa thị trường DeFi giảm thêm 24.4% xuống còn 34 tỷ USD.
Ngoài ra, loạt chính sách kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã kéo lợi nhuận farming DeFi giảm. Cuối năm 2020, lãi suất vay stablecoin trên các giao thức DeFi tăng vọt, đạt mức cao nhất 15% vào tháng 2/2021. Đồng thời, lãi suất trung bình của trái phiếu chính phủ chỉ gần bằng 0.
Điều này đã khuyến khích nhiều người dùng tìm đến các nền tảng DeFi để kiếm lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, lợi suất DeFi năm 2022 có dấu hiệu giảm mạnh trước khi dần ổn định vào nửa cuối năm. Lãi suất hàng năm của stablecoin chỉ ở mức 2.89% trong tháng 12.
Trái lại, lãi suất trái phiếu kho bạc tăng đều đặn khi Fed thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Ngày 1/1/2023, tín phiếu kho bạc Mỹ có lợi suất hàng năm 4.47%, cao hơn đáng kể so với DeFi.

So với năm 2021, vốn hóa thị trường của các token DeFi giảm khoảng 73%. Token tiện ích (utility token) và token quản trị mất hơn 48 tỷ USD giá trị. Trong đó, token liquid staking có mức giảm nhỏ nhất là 25.9%. Liquid staking là các giao thức cho phép tài sản được stake có thể mua bán trên những thị trường khác.
Giao thức cho vay và công cụ tổng hợp lợi nhuận có hiệu suất kém nhất năm 2022, giảm lần lượt 80.5% và 85.3%. Giá token của các giao thức như Convex Finance (CVX) và Alchemix (ALCX) lao dốc tới 95%.
Điểm sáng giữa cơn bão
Khi sàn CEX bị hoài nghi, nhiều người dùng bắt đầu chuyển hướng sang các nền tảng phi tập trung. Các sàn giao dịch phi tập trung như GMX dần củng cố vị thế trong mảng DeFi. Là một trong những giao thức hàng đầu trên Arbitrum, tổng giá trị bị khóa (TVL) trên GMX tăng gần 5 lần kể từ đầu năm.
Nhiều cầu nối đã hợp tác với DEX để cải thiện trải nghiệm chuyển đổi tài sản qua các chuỗi cho người dùng. Điển hình là SushiXSwap được hai giao thức SushiSwap và Stargate ra mắt hồi tháng 7/2022. Ngoài ra, tháng 12, nền tảng giao dịch phi tập trung Hashflow đã hợp tác với cầu nối Wormhole để giảm phí giao dịch cross-chain.
.@SushiSwap's launch of SushiXSwap makes it the first
— Stargate (@StargateFinance) July 28, 2022
DEX to upgrade to Stargate's next-gen fully composable
omnichain bridge design
learn about how their integration improves the lives of
devs and users and how omnichain bridge design
upgrades all dAppshttps://t.co/OSFpcjQBw0
Khi các cầu nối tiếp tục phát triển, nhiều dịch vụ đã được xây dựng trên cơ sở hạ tầng quan trọng này, nổi bật là cho vay cross-chain và farming cross-chain. Đặc biệt, Farming-as-a-Service (FaaS), bắt đầu được biết đến rộng rãi và thu hút người dùng đến với DeFi.
Một số dự án đã tận dụng năm 2022 để xây dựng giao thức. Một số nền tảng DeFi blue-chip như Aave, Bancor và Compound đã phát hành phiên bản mới, mở rộng chức năng cho người dùng. Tháng 3/2022, Aave V3 ra mắt kèm theo khái niệm cho vay cross-chain. Aave V3 cũng giới thiệu chế độ High-Efficiency Mode, trong đó người dùng có thể vay tài sản với tỷ lệ tài sản thế chấp lên tới 98%.
Bancor V3 ra mắt vào tháng 5/2022. Người dùng có thể stake tài sản và cung cấp tính thanh khoản dễ dàng hơn. Sau bản cập nhật, người dùng Bancor có thể stake BNT trong một pool duy nhất để tối ưu hóa lợi nhuận.

TVL của hệ sinh thái DeFi năm 2022 vẫn lớn hơn so với 3 năm trước. Trong vòng 3 năm, tổng số TVL của DeFi đã tăng gần 70 lần, theo Nansen. Các sàn DEX đã xử lý khối lượng giao dịch trị giá 854 tỷ USD vào năm 2022 và con số này đến từ 5.6 triệu địa chỉ giao dịch duy nhất.
Theo Grand View Research, sức tăng trưởng của DeFi không có dấu hiệu chậm lại. Quy mô thị trường DeFi được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 42.5% từ năm 2022 đến năm 2030.
Số tài khoản độc lập tăng 40% vào năm 2022. Bất chấp bối cảnh thị trường, số người dùng DeFi tăng từ 4.7 triệu vào đầu năm 2022 lên hơn 6.5 triệu vào cuối năm. Số lượng người dùng DeFi duy nhất tăng gần 700% trong khoảng thời gian hai năm. Đầu năm 2021, hệ sinh thái DeFi chỉ ghi nhận 940,000 người dùng.
Đọc thêm: Top 5 xu hướng crypto trong 2022.