SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Những điều cần biết trước khi mua ví lạnh Ledger

Gần đây, Ledger khiến cộng đồng dậy sóng bản cập nhật tính năng mới. Ledger Recover có thể giúp người dùng khôi phục lại cụm từ bí mật khi bị mất. Vậy, vì sao tính năng tưởng chừng hữu ích với người dùng lại khiến Ledger nhận nhiều phản đối như vậy.
Avatar
tranhtnn
Published May 23 2023
Updated May 23 2023
13 min read
thumbnail

Ngày 16/5, cộng đồng crypto dậy sóng khi Ledger (đơn vị phát triển ví cứng tiền mã hóa) chia sẻ chức năng Ledger Recover (phục hồi cụm từ bí mật), cho phép người dùng có thể gửi seed phrase đến bên thứ ba. 

Ledger Recover cho phép người dùng có thể lựa chọn đăng ký sử dụng nhằm tạo ra bản sao lưu cho private key của họ. Theo đó, dịch vụ sẽ chia passphrase thành ba phần được mã hóa và gửi chúng đến 3 công ty khác nhau. 

Khi người dùng quên khoá cá nhân, 2 trong 3 công ty này sẽ gửi lại phần của họ tới ví Ledger để giải mã và khôi phục cụm từ bí mật cho người dùng.

Sau thông báo, tính năng này đã gặp phải sự phản đối từ các chuyên gia bảo mật và người dùng Ledger. Trong crypto, passphrase là thông tin cực kỳ quan trọng và được ví như chìa khóa nhà. 

Đến nay, nhiều nhà đầu tư mất tiền oan chỉ vì passphrase. Theo đó, tính năng này của Ledger có thể giúp người dùng khôi phục lại cụm từ bí mật khi bị mất. Vậy, vì sao chức năng tưởng chừng hữu ích với người dùng lại khiến Ledger nhận nhiều phản đối như vậy.

Sau đây, hãy cùng Interlock tìm hiểu về ví lạnh Ledger qua bài viết dưới đây.

Ví lạnh Ledger có gì đặc biệt?

Tổng quan về ví lạnh Ledger 

Ví lạnh (Cold Wallet) là hệ thống lưu trữ tài sản tiền mã hoá ngoại tuyến chứa khóa cá nhân của người dùng. Vì các ví này không được kết nối với internet nên chúng sẽ cách ly các khóa riêng tư và bảo vệ tài sản của người dùng khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài thông qua mạng lưới internet.

Ledger wallet là các ví tiền mã hóa phần cứng được sản xuất bởi công ty Ledger, có trụ sở chính tại Paris, Pháp. Ledger được ra mắt vào năm 2014 bởi 8 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực. Mục tiêu của công ty là tạo ra các giải pháp an toàn cho các ứng dụng blockchain.  

ví lạnh ledger
Ví lạnh Ledger.

Ví lạnh Ledger được sử dụng để lưu trữ các tài sản cryptocurrency với độ bảo mật cao, bảo vệ tiền mã hoá của khỏi những mối nguy hại trực tuyến từ hacker, virus.

Ví lạnh Ledger có hai loại chính là Ledger Nano S và Ledger Nano X. Đây là hai phiên bản ví lạnh phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong việc lưu trữ và bảo mật các loại tiền mã hoá.

  • Ledger Nano S là phiên bản ví lạnh đầu tiên của Ledger. Nó có màn hình OLED nhỏ, các nút điều khiển và được kết nối với máy tính hoặc thiết bị di động thông qua cổng USB. Với Ledger Nano S, người dùng có thể quản lý và xác nhận các giao dịch an toàn.
  • Ledger Nano X là phiên bản nâng cấp của Ledger Nano S với nhiều tính năng và khả năng lưu trữ hơn. Nó cũng có màn hình OLED, các nút điều khiển và kết nối qua cổng USB. Điểm đặc biệt là nó hỗ trợ kết nối Bluetooth, giúp người dùng có thể quản lý ví từ xa thông qua ứng dụng di động Ledger Live trên điện thoại.

Tại Việt Nam, đại lý nhập khẩu chính hãng bán ví lạnh Ledger Nano S với giá 2,400,000 đồng và ví lạnh Ledger Nano X với giá 5,200,000 đồng.

giá ví ledger
Ví lạnh Ledger Nano S được bán với giá 2,400,000 đồng.

Ưu nhược điểm của Ledger 

  • Ưu điểm

Tính bảo mật cao 

Ví Ledger được thiết kế với mục tiêu chính là bảo mật tài sản tiền điện tử của người dùng. Nó sử dụng một mô hình "ví lạnh" (cold wallet), giữ private key offline và không kết nối trực tiếp với internet, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công trực tuyến và vi-rút đánh cắp thông tin.

Hỗ trợ nhiều loại tiền mã hoá

Ledger hỗ trợ một loạt các loại tiền điện tử phổ biến, bao gồm Bitcoin, Ethereum, Ripple và nhiều loại altcoin khác. Điều này cho phép người dùng lưu trữ và quản lý đa dạng các loại tài sản kỹ thuật số trong cùng một ví.

Giao diện người dùng thân thiện

Ví Ledger đi kèm với ứng dụng Ledger Live, cung cấp một giao diện đơn giản và dễ sử dụng cho người dùng quản lý tài sản của mình. Người dùng có thể kiểm tra số dư, thực hiện giao dịch và xem thông tin chi tiết về các giao dịch trên giao diện trực quan.

Hỗ trợ phần cứng vật lý

Ví Ledger được thiết kế bền vững và chịu được va đập, giúp bảo vệ tài sản tiền điện tử của bạn khỏi các rủi ro vật lý như mất mát hoặc hỏng hóc.

  • Nhược điểm

Chi phí cao

So với một số ví phần mềm và ví giấy, ví Ledger có chi phí cao hơn. Người dùng phải đầu tư một khoản tiền ban đầu để mua một chiếc ví Ledger.

Khó sử dụng cho người mới

Với những người mới bắt đầu sử dụng tiền điện tử, ví Ledger có thể khá phức tạp và khó sử dụng so với các giải pháp ví đơn giản hơn. Người dùng cần phải làm quen với quy trình cài đặt, sao lưu và quản lý ví trên ứng dụng Ledger Live.

Phụ thuộc vào phần mềm 

Mặc dù việc giữ private key offline giúp bảo mật, ví Ledger vẫn phụ thuộc vào phần mềm máy tính hoặc ứng dụng di động để thực hiện các giao dịch.

Các số liệu nổi bật về ví lạnh Ledger

Theo dữ liệu từ Growjo, doanh thu ước tính trong năm của Ledger là 186 triệu USD. Theo thông tin từ trang web chính thức, Ledger live hiện có hơn 4 triệu người dùng trên toàn thế giới sau 9 năm hoạt động.

doanh thu của ledger
Doanh thu ước tính trong năm của Ledger là 186 triệu USD. Nguồn: Growjo.

Ngoài ra, Ledger đã hợp tác với rất nhiều công ty, dự án lớn trên thị trường crypto như: Metamask, Coinbase,… cùng nhiều đối tác khác.

Vào cuối tháng 3/2023, Ledger đã huy động thành công 109 triệu USD cho vòng Series C mở rộng, với định giá 1.4 tỷ USD. Ở thời điểm đó, Ledger hưởng lợi từ sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX cũng như lùm xùm pháp lý giữa Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn (CFTC) và Binance đã khiến người dùng mất niềm tin khi giao dịch và nắm giữ tài sản trên các sàn tập trung. 

Đối thủ của Ledger

Không phải Ledger, Trezor mới là ví lạnh đầu tiên xuất hiện trên thị trường crypto, được phát triển bởi đội ngũ dày dặn kinh nghiệm, trong đó có SatoshiLabs. 

Ở thời điểm mới ra mắt, giao diện của Trezor khá đơn giản, chỉ gồm một màn hình OLED và hỗ trợ 8 loại tiền mã hoá khác nhau. Đến nay, Trezor đã hỗ trợ gần 1,400 loại tài sản crypto khác nhau. 

ví trezor
Giao diện của Trezor khá đơn giản.

Về khả năng kết nối, người dùng có thể sử dụng ví lạnh Trezor thông qua các thiết bị Android và với các ứng dụng hỗ trợ như Trezor Wallet, Mycelium và Multibit HD.

Cộng đồng phản ứng dữ dội về bản cập nhật Ledger Live 

Ngày 16/5, Ledger, đơn vị phát triển ví cứng tiền mã hóa, vừa đưa ra bản cập nhật cho phép người dùng có thể gửi seed phrase đến bên thứ ba. Chức năng này có tên Ledger Recover (phục hồi cụm từ bí mật). 

Ledger là một trong những công ty sản xuất ví tiền mã hóa lớn nhất trong thị trường. Dịch vụ Ledger Recovery có giá 9.99 USD mỗi tháng. Tính năng này sẽ ra mắt tại Mỹ, Anh, Châu Âu, Canada và chỉ có trên phiên bản iOS và Android. 

Nhiều chuyên gia đã bày tỏ mối lo ngại về tính an toàn của Ledger vì hệ thống có thể truy cập vào seed phrase của người dùng. Một số nhà đầu tư nổi tiếng như @DCinvestor có thái độ gay gắt hơn khi khuyên mọi người không nên cập nhật tính  năng này. 

"Đây hoàn toàn là hướng đi sai lầm. Tôi khuyên mọi người không nên cập nhật", @DCinvestor cho biết. 

Anton Bukov, co-founder của sàn giao dịch 1inch, cũng cho rằng tính năng này sẽ ảnh hưởng đến độ bảo mật của ví cứng.

Trên diễn đàn Reddit, cộng đồng Ledger yêu cầu công ty làm rõ cách thức hoạt động của quá trình này. Nicolas Bacca, co-founder của Innovation Labs tại Ledger, cho biết thiết bị sẽ gửi đoạn mã hóa của seed phrase đến các công ty khác nhau nếu họ lựa chọn sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, người dùng vẫn có thể tự mình lưu giữ chúng. 

Tuy nhiên, giải thích của Bacca vẫn không thể trấn an được cộng đồng. Một số người cho rằng hiện tại phần mềm (firmware) đã có tính năng chia sẻ seed phrase với máy tính. 

Hai ngày sau (18/5), nhà cung cấp ví crypto Ledger đã giải thích về cơ chế hoạt động của phần mềm khôi phục seed phrase Ledger Recover sau tweet gây tranh cãi của công ty.

Theo đó, dòng tweet này được viết bởi một nhân viên hỗ trợ khách hàng của Ledger xoay quanh việc công ty này ra mắt tính năng có thể trích xuất khoá cá nhân (private key) của người dùng. Tuy nhiên, sau đó bài tweet đã bị xóa do nhận về loạt phản ứng trái chiều từ cộng đồng.  

“Về mặt kỹ thuật, chúng tôi có thể thiết lập công cụ hỗ trợ khai thác private key. Tuy nhiên, bạn có thể tin tưởng Ledger sẽ không triển khai phần mềm như vậy”, dòng tweet ban đầu gây tranh cãi của Ledger.

tweet của ledger
Nội dung tweet ban đầu của Ledger. Nguồn: Twitter.

Trong chuỗi tweet mới trên Twitter ngày 18/5, Charles Guillemet - Giám đốc Công nghệ của Ledger làm rõ hệ điều hành của ví cần có sự đồng ý của người dùng trong bất cứ trường hợp nào liên quan đến private key. Nói cách khác, chúng không thể sao chép khóa cá nhân của thiết bị nếu không nhận được sự chấp thuận. 

Trong bài đăng mới của Guillemet, ông khẳng định hệ điều hành của ví là nền tảng mở, cho phép mọi người viết và tải ứng dụng riêng lên thiết bị sau khi được đánh giá để đảm bảo tính bảo mật. 

Đọc thêm: Ledger lý giải về tính bảo mật của ví cứng sau loạt tranh cãi.

Alex Gladstein - Giám đốc Chiến lược tại Tổ chức Nhân quyền cho rằng nếu kẻ trộm đánh cắp được ví lạnh nhưng chúng không biết Seed Phrase, thì đó không phải là vấn đề nghiêm trọng. 

Nhưng một khi kẻ gian có khoá cá nhân (Seed Phrase), chúng sẽ có quyền truy cập vào tất cả tài sản crypto của bạn được liên kết với ví – ngay cả khi bạn xóa hoặc bị mất ví. Chính vì vậy, Seed Phrase cần phải được lưu trữ an toàn và không được tiết lộ với bất cứ ai.

Đó cũng là lý do mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn lưu trữ tài sản trong ví lạnh, vì nó đơn giản, không kết nối với internet và không thể bị hack (trừ trường hợp người dùng tự để lộ).

Và cập nhật mới của Ledger khiến nó có thể có phiên bản online nếu người dùng đăng ký dịch vụ (Ledger có thể truy cập khoá cá nhân của người dùng). Theo đó, người dùng rất lo lắng và đặt ra nhiều nghi vấn về việc nếu không đăng ký, liệu Ledger có thể truy cập vào Seed Phrase này hay không.

Nhìn chung, phía Ledger đã lên tiếng lý giải về tính bảo mật sau loạt tranh cãi nhưng vẫn chưa thể dập tắt những tranh cãi và phẫn nộ của người dùng. Vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết. Dường như Ledger cần đưa thêm những bằng chứng thuyết phục hơn để chứng minh tính an toàn của bản cập nhật trên. 

RELEVANT SERIES