Bitcoin có thể biến 31,000 USD từ kháng cự thành hỗ trợ?
Trong 7 ngày qua, Bitcoin sideways với biên độ rất thấp quanh vùng 30,000 - 31,000 USD. Đây là kháng cự mạnh của BTC trên khung tuần. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã đặt kỳ vọng rằng BTC sẽ sớm vượt qua và sớm biến 31,000 USD từ kháng cự thành hỗ trợ.
Trên chiều ngày 30/6, thị trường crypto chuyển xanh. Bitcoin tăng 1.14% và duy trì quanh vùng 30,500 USD. Trong khi đó, một số dự án thuộc top 100 (ZEC, BCH,...) lại tăng mạnh từ 30-40% trong ngày.
Trong tuần qua, 3 chỉ số vĩ mô đều mang tính tích cực với đồng USD, tiêu cực với tài sản rủi ro. Chỉ số sức mạnh đồng USD (DXY) đã tăng hơn 1%, từ 102.1 lên 103.3 điểm.
Trong khi đó, vốn hoá thị trường crypto không đổi, vẫn sideways quanh vùng 1,150 tỷ USD. Theo đó, thị trường crypto dường như không còn biến động với các sự kiện vĩ mô từ Mỹ.
21h thứ ba (27/6): Chỉ số niềm tin tiêu dùng do The Conference Board công bố ở mức 109.7, cao hơn dự báo là 103.9.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng (Consumer Confidence Index) đo lường mức độ niềm tin của người tiêu dùng trong hoạt động kinh tế. Đây là một chỉ báo hàng đầu vì nó có thể dự báo chi tiêu của người tiêu dùng, đóng một vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế tổng thể. Số liệu càng cao chứng tỏ niềm lạc quan của người tiêu dùng càng cao.
19:30 thứ năm (29/6):
Final GDP q/q: Giá trị tổng sản phẩm quốc nội cuối cùng của quý (phát hành hàng quý, khoảng 85 ngày sau khi quý kết thúc) được công bố ở mức 2%, cao hơn kỳ vọng là 1.4%.
Chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội) thể hiện sự thay đổi giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế trong nước sản xuất trong một quý, so với quý trước đó.
Yêu cầu thất nghiệp: báo cáo đo lường số đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Chỉ số này được công bố ở mức 239,000, cao hơn dự đoán 196,000 đơn.
Unemployment Claims là báo cáo đo lường số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên của người lao động khi bị cho nghỉ việc, trong tuần trước đó.
Đến 19:30 tối nay (30/3): Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE core) sẽ được công bố. PCE core được dự đoán ở mức 0.4%. Theo đó, số liệu thực tế cao hơn dự báo thường được cho là mang tính tích cực đối với đồng USD và tiêu cực với thị trường crypto và chứng khoán và ngược lại.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE core) đo lường sự thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng thu mua với mục đích tiêu dùng, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. Giá cả được định theo tổng chi phí mỗi món đồ. Chỉ số này đo lường sự thay đổi giá cả đến từ khía cạnh người tiêu dùng.
Ở tuần cuối tháng 6, Bitcoin bị kẹt trong khoảng từ 30,000 - 31,000 USD. Theo đó, BTC được cho là thiếu động lực để tiếp tục xu hướng tăng của tuần trước hoặc đảo ngược xu hướng giảm.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng ngày càng có nhiều lý do để tin rằng Bitcoin có thể chuyển các mức kháng cự cao hơn thành hỗ trợ trong thời gian tới.
“Mô hình năm 2020 của Bitcoin vẫn đang diễn ra”, nhà giao dịch nổi tiếng Jelle đã viết trong một bản cập nhật Twitter, lập luận rằng Bitcoin đang lặp lại bước đột phá vào cuối năm 2020.
Tương tự, nhà phân tích @CryptoCon_ cho rằng Bitcoin đã lập đáy vào tháng 11/2022, có thể chạm 34,500 USD trong ngắn hạn và lập đỉnh với vào cuối năm 2025.
Trên khung H4, Bitcoin đang phản ứng khá tốt với vùng mây xanh của chỉ báo Ichimoku. Trong vài ngày tới, BTC có thể tiếp tục sideways và đóng nến tháng trên ngưỡng 30,000 USD.
Đọc thêm: SEC trả hàng loạt đơn đăng ký ETF Bitcoin, Coin98 thành lập quỹ đầu tư mới