Bitcoin tiếp tục đà tăng khi chỉ số PPI thấp hơn kỳ vọng
Chỉ số giá sản xuất (PPI) phản ánh những thay đổi bình quân trong giá hàng hoá và dịch vụ của người sản xuất ở tất cả khâu của quá trình chế biến.
Khi những nhà sản xuất trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ thì nhiều khả năng họ sẽ tăng chi phí cao hơn tới người tiêu dùng. Vì vậy PPI được cho là một chỉ báo hàng đầu của lạm phát tiêu dùng.
Cục thống kê lao động Mỹ công bố chỉ số giá sản xuất PPI tháng 3 giảm 0.5% so với tháng trước. Core PPI giảm 0.1%, thấp hơn kỳ vọng. Điều này cũng cho thấy tốc độ tăng giá ở Mỹ đang chậm lại. Đây dường như là tin tức tốt cho thị trường crypto cùng với các tài sản rủi ro.
News:
— Michaël van de Poppe (@CryptoMichNL) April 13, 2023
PPI coming in at 2.7% already, while 3.0% was forecasted and 4.9% was last month's data.
Core PPI coming in at -0.5%.
Great for inflationary perspectives and a pause from the FED.
This means; run continues on #Bitcoin and Indices.
Theo nhà phân tích @KobeissiLetter (với hơn 276,000 lượt theo dõi), -0.5% của chỉ số PPI trong tháng 3 là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2022.
“Tỷ lệ lạm phát PPI đã giảm từ 11.3% xuống còn 2.7% trong vòng không đầy một năm. Ngoài ra, lạm phát PPI hàng tháng đã không tăng trưởng kể từ tháng 6/2022”, theo @KobeissiLetter.
February PPI inflation was revised higher, from 4.6% to 4.9%.
— The Kobeissi Letter (@KobeissiLetter) April 13, 2023
The overall PPI inflation rate has fallen from 11.3% to 2.7% since June 2022, less than 1 year ago.
There also has not been a monthly increase in PPI inflation since June 2022.
Ngoài ra, nhà phân tích @tedtalksmacro cũng cho rằng PPI tích cực sẽ tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết. Theo đó, ông dự đoán rằng đây là dấu hiệu cho thấy CPI/PCE sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.
Today’s US PPI print shows that we’re headed for faster than expected disinflation…
— tedtalksmacro (@tedtalksmacro) April 13, 2023
Headline:
+2.7% vs +3.0% Exp. (Prev. +4.6%) YoY
Core:
+3.4% vs +3.4% Exp. (Prev. +4.4%) YoY
Indicative of further falls in CPI/PCE in coming months. pic.twitter.com/oixNH0Kioh
PPI hạ nhiệt giúp các nhà đầu tư có thêm niềm tin rằng FED sẽ sớm kết thúc chính sách tiền tệ. Theo công cụ đo lường FedWatch của CME Group, đến sáng ngày 14/4, có 69.2% dự đoán FED sẽ tăng lãi suất 0.25% và 30.8% dự đoán FED sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 4/5 sắp tới.
Bên cạnh đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên của người lao động (Unemployment Claims) trong tuần đầu tháng 4 ở mức 239,000, cao hơn dự đoán là 233,000 đơn.
Cả hai chỉ số trên được cho là tín hiệu tiêu cực với đồng USD. Sau khi PPI được công bố, sức mạnh đồng USD đã giảm 0.34% về dưới 101. Kể từ đầu tháng 3 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra, sức mạnh đồng USD liên tiếp sụt giảm.
Sau khi chạm kháng cự 105-106, DXY đã giảm khoảng 5%, tiến về mốc 100. Nhìn chung, DXY chưa xuất hiện tín hiệu phân kỳ đảo chiều xu hướng.
Trên khung tuần, biểu đồ DXY khá xấu khi đã breakout vùng mây xanh của chỉ báo Ichimoku. Đường Lead 1 và 2 cũng cắt nhau hình thành vùng mây đỏ. Trong quá khứ, sau khi breakout mây, DXY thường có xu hướng giảm (tăng) khá mạnh.
Trong tương lai, nếu suy thoái diễn ra đúng như dự đoán của FED, vị thế đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu. DXY có thể giảm về đáy cũ 2021 ở vùng 90.
Trong khi đó, chỉ số PPI sụt giảm được cho là tín hiệu tích cực cho thị trường crypto. Trong 24h qua, thị trường crypto chìm trong sắc xanh. Bitcoin trở về ngưỡng 30,000 USD, Ethereum tăng gần 6% hậu nâng cấp Shanghai.
Nhìn chung, các chỉ số vĩ mô được công bố trong tuần thứ hai tháng 4 (CPI, PPI,...) đều tiêu cực cho Retail Sales (doanh số bán lẻ ở Mỹ) sẽ được công bố. Hiện chỉ số này được dự đoán ở mức -0.4%.
Theo đó, nếu doanh số bán lẻ thấp hơn -0.4%, sức mạnh đồng USD là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán và crypto, xấu cho đồng USD và ngược lại.
Đọc thêm: Hợp đồng quyền chọn cho thấy Bitcoin có thể tăng cao hơn nữa