SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
thumbnail
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Yếu tố tạo nên chu kỳ crypto? Chu kỳ crypto khác gì với truyền thống?

Dù là thị trường crypto, chứng khoán hay hàng hóa, mọi biến động giá đều nằm trong một chu kỳ nhất định. Trải qua 15 năm, thị trường crypto đã cho thấy những điểm tương đồng lẫn khác biệt so với chu kỳ tài chính truyền thống.
Avatar
uyntran.web3
Published Nov 20 2023
Updated Nov 21 2023
7 min read

Bản chất của chu kỳ là khoảng thời gian giữa 2 mức cao hoặc thấp của thị trường. Ở các thị trường tài chính truyền thống, do có tính lâu đời, chu kỳ thường ổn định hơn và kéo dài lâu hơn. Chẳng hạn, các chu kỳ của chứng khoán diễn ra trung bình trong khoảng từ một đến vài năm. 

Độ dài của chu kỳ thị trường có thể khác nhau và phụ thuộc vào phong cách giao dịch như ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, chúng luôn được phân loại thành 4 giai đoạn chủ yếu: tích lũy, tăng giá, phân phối và giảm giá.

4 yếu tố chính trong chu kỳ crypto

Theo Nasdaq, chu kỳ crypto phụ thuộc vào 4 yếu tố chính, bao gồm cung cầu, tâm lý của nhà giao dịch, cải tiến công nghệ, các sự kiện bên ngoài. 

Về cung cầu, giống như các loại tài sản khác, khi cầu cao hơn cung, giá tiền mã hóa sẽ tăng và ngược lại. Ngoài ra, cả tâm lý của nhà đầu tư lẫn giá thị trường đều có ảnh hưởng qua lại. Khi thị trường đi lên, có khả năng là do niềm tin của các nhà giao dịch trở nên tích cực hơn. Và khi thị trường lao dốc, tâm lý nhà đầu tư tiêu cực, làm giảm cầu và tăng nguồn cung sẵn có.

4 giai đoạn chu kỳ
Xu hướng giá Bitcoin trong 4 giai đoạn của chu kỳ. Nguồn: Crypto.com.

Các sự kiện lớn cũng có ảnh hưởng đến chu kỳ. Chẳng hạn, những sự kiện như Tesla chấp nhận thanh toán bằng crypto, thay đổi khung quy định tiền mã hóa hay Bitcoin Halving… đều được cho là có tác động đến chu kỳ. 

3 chu kỳ thị trường lớn trước đây của Bitcoin và tiền mã hóa diễn ra đều đặn khoảng 4 năm một lần. Khoảng thời gian này trùng khớp với sự kiện Halving của Bitcoin, theo đó số phần thưởng của thợ đào sẽ bị giảm một nửa khi họ khai thác được một khối Bitcoin mới. 

Mục đích của việc cắt giảm phần thưởng khối là kiểm soát lượng Bitcoin mới được tạo ra, giới hạn nguồn cung tối đa của Bitcoin và chống lạm phát. Ở những chu kỳ trước, giá Bitcoin thường tăng tích cực sau sự kiện Halving. Tuy nhiên, các chuyên gia không chắc chắn xu hướng giá Bitcoin sẽ luôn gắn liền với những đợt Halving tiếp theo.  

bitcoin halving
Giá Bitcoin tăng mạnh sau mỗi đợt Halving. Nguồn: Swyftx.

Halving 2012: Đánh dấu sự kiện Halving đầu tiên của Bitcoin khoảng 4 năm sau khi đồng coin ra đời. Giá Bitcoin đã tăng từ khoảng 133 USD trước khi Halving lên 845 USD, đánh dấu mức tăng 535%.

Halving 2016: Đến thời điểm này, Bitcoin đã thu hút được nhận thức của công chúng và được các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi hơn. Tương tự năm 2012, giá Bitcoin đã tăng khoảng 488% từ khoảng 2.828 USD lên 16,642 USD.

Having 2020: Đợt Halving gần đây nhất xảy ra vào năm 2020. Sự kiện này xảy ra cùng lúc với đại dịch COVID-19, khiến các Ngân hàng Dự trữ trên toàn thế giới phải bơm thanh khoản vào thị trường tiền tệ. Giá Bitcoin đã tăng từ khoảng 8,610 USD trước khi Halving lên 68,789 USD, tương đương mức tăng 698%.

Sự kiện Bitcoin Halving tiếp theo dự kiến diễn ra vào khoảng giữa năm 2024. Nhiều người kỳ vọng đợt phục hồi và chu kỳ tăng giá mới sẽ đến vào cuối năm 2024.

Thị trường vĩ mô vẫn ảnh hưởng tới crypto

Ngoài quan điểm của Nasdaq, Raoul Pal, CEO công ty tư vấn Global Macro Investor cho rằng thanh khoản và chu kỳ kinh tế mới thực sự điều khiển sự biến động của crypto. Đồng tình với Pal, nhà phân tích Pledditor cho rằng chu kỳ tiền mã hóa có tương quan chặt chẽ với chu kỳ cung tiền M2 toàn cầu. 

“Nguồn cung tiền M2 toàn cầu đã hình thành ‘chu kỳ 4 năm’ riêng và những chu kỳ đó đã được phản ánh ở hầu hết tài sản rủi ro, bao gồm Bitcoin”, Pledditor nhận xét.

M2 là thước đo rộng của cung tiền, bao gồm tiền tệ và nhiều loại tiền gửi vào quỹ tương hỗ của ngân hàng. Theo biểu đồ do Pledditor chia sẻ, 3 đỉnh chu kỳ của Bitcoin gần đây trùng với những thay đổi lớn trong nguồn cung tiền M2 toàn cầu.

nguồn cung m2 và bitcoin
Nguồn cung M2 toàn cầu và giá Bitcoin. Nguồn: Pledditor.

Năm 2021, chính phủ Mỹ đã bơm lượng vốn lớn vào thị trường sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đây là lúc các máy in tiền của ngân hàng trung ương tung tiền mặt ra thị trường để kích thích kinh tế. Với thanh khoản lớn vào thị trường tài chính nói chung, Bitcoin và các đồng tiền mã hóa đều tăng trưởng mạnh mẽ ở giai đoạn này. Đến tháng 11/2021, giá Bitcoin cũng chạm mức cao nhất lịch sử 69,000 USD.

Ngoài ra, giả thuyết siêu chu kỳ của crypto cũng được cho là khá trùng lặp với siêu chu kỳ của các loại tài sản khác như hàng hóa. Trong khi các chuyên gia cho rằng siêu chu kỳ crypto xảy ra khi có sự bùng nổ về mặt công nghệ, siêu chu kỳ hàng hóa trong quá khứ diễn ra trong thời kỳ đô thị hóa và công nghiệp hóa. 

Chu kỳ crypto có thể thay đổi

Mức độ biến động là khác biệt dễ thấy nhất giữa các thị trường chứng khoán và crypto. Trong khi biến động tại thị trường NASDAQ vào khoảng 1-2% mỗi ngày, Bitcoin - đồng coin có vốn hóa lớn nhất thị trường - có thể giảm hoặc tăng hơn 10%. 

Tuy vậy, giữa thời kỳ lạm phát lên cao, Bitcoin lại được nhiều nhà đầu tư coi như hàng rào chống lạm phát. 

Mike McGlone, Chiến lược gia hàng hóa cấp cao của Bloomberg Intelligence, cho rằng Bitcoin đang có ưu thế vượt trội hơn vàng và chứng khoán khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất và các ngân hàng gặp khủng hoảng. Ông nhận định Bitcoin có nhiều khả năng phục hồi hơn so với hàng hóa khi tiền mã hóa “hướng tới những mức cao mới”. 

Trong bối cảnh FED tiếp tục tăng lãi suất và chiến sự ở Ukraine còn khó lường, năm 2023 có thể khiến tài sản rủi ro đảo ngược vị thế và đánh dấu cột mốc quan trọng khác trong quá trình trưởng thành của Bitcoin.
Trong bối cảnh FED tiếp tục tăng lãi suất và chiến sự ở Ukraine còn khó lường, năm 2023 có thể khiến tài sản rủi ro đảo ngược vị thế và đánh dấu cột mốc quan trọng khác trong quá trình trưởng thành của Bitcoin.
Mike McGlone

Trong khi đó, nhà phân tích Benjamin Cowen đặt ra giả thuyết chu kỳ của Bitcoin đang kéo dài hơn khi nhiều nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường. Bitcoin đang được coi như tài sản chống lạm phát và lưu trữ dài hạn trong danh mục đầu tư. Các sản phẩm của Bitcoin ngày càng đa dạng như quỹ Bitcoin ETF, hợp đồng futures và các sản phẩm phái sinh khác.

Ngoài ra, thay đổi tích cực trong khung pháp lý dành cho crypto cũng có thể thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tới gần, thậm chí là siêu chu kỳ như nhiều người kỳ vọng. Hiện tại, hơn 10 quỹ spot Bitcoin ETF đang chờ được Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) phê duyệt. Tâm lý lạc quan của cộng đồng đã kéo giá Bitcoin liên tục tăng trong tháng qua. Ngày 9/11, đồng coin này đã lần đầu vượt mốc 36,000 USD kể từ tháng 5/2022.

Đọc thêm: atomic Wallet yêu cầu toà án Mỹ huỷ bỏ vụ kiện đòi bồi thường 100 triệu USD

RELEVANT SERIES