CafeinWeekly: Ether sẽ tăng mạnh hơn Bitcoin vào 2024; Coinbase chuẩn bị kiện SEC; Arbitrum hoạt động lại sau sự cố
Trong số 100 đồng coin/token hàng đầu, 3 altcoin tăng giá trong tuần là Bonk (BONK) ở mức 76.4%, Internet Computer (ICP) ở mức 74.3% và Osmosis (OSMO) ở mức 60.6%.
Song song đó, ba altcoin giảm giá nhiều nhất trong ngày là Terra Luna Classic (LUNC) ở mức -21.2%, Mina Protocol (MINA) ở mức -19.2% và Kaspa (KAS) ở mức -17.1%.
Đến sáng ngày 18/12, chỉ số sợ hãi và tham lam ở mức 65 (tham lam), giảm 9 điểm trong tuần qua.
SOLS bùng nổ sau khi Binance niêm yết SATS
SOLS SPL-20 chính thức vượt mặt Mad Lads để giành vị trí đầu bảng Solana NFT về vốn hóa thị trường, với giá trị 1.68 triệu SOL.
Dự án Sols đã đánh bại những đối thủ nặng ký khác để chiếm lĩnh top 1 vốn hóa thị trường trên bảng xếp hạng NFT.
SOLS SPL-20 là bộ sưu tập về inscription được phát triển bởi Neft - nhóm kỹ sư chuyên nghiên cứu các hợp đồng thông minh và hệ thống blockchain. Dự án đã thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng người dùng.
Đáng chú ý hơn, SOLS không chỉ dẫn đầu về vốn hóa thị trường mà còn gây ấn tượng về khối lượng giao dịch trong vòng 24h qua, với 160,000 SOL (khoảng 11.9 triệu USD) tăng 687%, theo dữ liệu từ Magic Eden.
JPMorgan: “Ether sẽ tăng mạnh hơn Bitcoin vào 2024”
Gã khổng lồ ngân hàng JPMorgan kỳ vọng Ether sẽ tăng mạnh hơn Bitcoin vào năm 2024. Mặc dù vậy, ngân hàng vẫn đang thận trọng về thị trường tiền điện tử trong năm tới
Protodanksharding là bước khởi đầu để hướng tới việc triển khai đầy đủ Danksharding, một hình thức sharding hiệu quả hơn cho Ethereum. Danksharding tránh được quá trình phức tạp khi chia Ethereum thành nhiều chuỗi phân đoạn khác nhau.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết việc nâng cấp đặc biệt có lợi cho các mạng Layer 2 như Arbitrum và Optimism. Vì nó cung cấp thêm không gian dữ liệu tạm thời để tăng thông lượng mạng và giảm phí giao dịch cho Layer 2 trên Ethereum.
Coinbase chuẩn bị kiện SEC
Ngày 15/12, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã từ chối kiến nghị của Coinbase về việc xây dựng quy định cho tiền mã hóa.
Trong hồ sơ, SEC đưa ra 3 lý do từ chối Coinbase. Đầu tiên, cơ quan tuyên bố rằng các luật và quy định hiện hành đã đủ để áp dụng cho thị trường “token chứng khoán”. Thứ hai, SEC giải thích rằng thời điểm đưa ra các quy tắc như vậy do Coinbase đề xuất là không phù hợp vì SEC hiện đang thu thập ý kiến về các quy tắc áp dụng cho tiền mã hóa.
Cuối cùng, SEC khẳng định họ có toàn quyền quyết định thời gian và quy trình xây dựng quy tắc, không phải tuân theo kiến nghị của Coinbase.
Paul Grewal, Giám đốc Pháp lý Coinbase, cáo buộc SEC đang trốn tránh trách nhiệm của mình. Ông nhấn mạnh SEC đã trì hoãn việc phát triển khung pháp lý crypto quá lâu trong khi đây là điều cấp thiết trong thị trường hiện tại.
Ngoài ra, Grewal chỉ ra những mâu thuẫn trong lập trường của SEC theo thời gian, bao gồm những lời khai của Chủ tịch SEC Gary Gensler trước Quốc hội sau khi Coinbase được phép niêm yết vào năm 2021. Giám đốc pháp lý Coinbase nói thêm 2 ủy viên SEC cũng không đồng ý với lập trường của cơ quan quản lý đối với bản kiến nghị của Coinbase.
Ủy viên SEC Hester Peirce và Mark Uyeda đã đưa ra tuyên bố chung chỉ trích quyết định của SEC. Họ thừa nhận những luận điểm do Gensler đưa ra nhưng cho rằng các vấn đề được nêu ra trong bản kiến nghị của Coinbase đáng được xem xét nhiều hơn.
Tether cấp quyền cho loạt cơ quan quản lý Mỹ truy cập vào nền tảng
Tether đã đáp lại yêu cầu của các nhà lập pháp về hành động từ phía Bộ Tư pháp Mỹ đối với việc sử dụng stablecoin USDT.
Bức thư cam kết của Tether trong việc chống sử dụng USDT bất hợp pháp đã được gửi đến các thành viên của Ủy ban Thượng viện Mỹ và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào ngày 15/12. Theo đó, bức thư là lời đáp lại của nhà phát hành stablecoin đối với cuộc gọi từ Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis và dân biểu French Hill từ tháng 10. Thời điểm đó, 2 nhà lập pháp này thúc đẩy DOJ điều tra về việc Binance và Tether hỗ trợ các tổ chức khủng bố.
Trong thư phản hồi, công ty cho biết đã triển khai chương trình xác thực danh tính (KYC), hệ thống giám sát giao dịch và cách tiếp cận chủ động để ngăn chặn những tài khoản hoạt động đáng ngờ.
“Chúng tôi luôn hỗ trợ cơ quan pháp luật khi được yêu cầu. Tether cam kết tiếp tục chủ động hợp tác với nhà quản lý trên toàn cầu. Đồng thời công ty cũng sẽ hỗ trợ đóng băng các địa chỉ ví có trong danh sách trừng phạt, tham gia vào hoạt động bất hợp pháp hay bất kỳ hình thức tài trợ khủng bố nào", Tether chia sẻ.
Hơn nữa, Paolo Ardoino - Giám đốc Điều hành của Tether cho biết công ty mong muốn trở thành đối tác tầm cỡ thế giới của Mỹ trong quá trình mở rộng sự thống trị của đồng USD trên toàn cầu. Ngoài ra, nhà phát hành stablecoin cũng nhấn mạnh đã sử dụng nhiều công cụ giám sát để liên tục theo dõi hoạt động của người dùng.
Mạng Arbitrum hoạt động trở lại sau sự cố
Ngày 16/12, blockchain Arbitrum hoạt động trở lại sau 4h ngừng xử lý giao dịch vì nghẽn mạng. Phí giao dịch cũng tăng cao trước khi blockchain layer 2 này gặp sự cố.
Cụ thể, ngày 15/12, Arbitrum One Sequencer & Feed đã ngừng hoạt động do lưu lượng truy cập mạng lưới này tăng đột biến. Phần lớn giao dịch đến từ Bitcoin Ordinals, giải pháp tạo NFT trên Bitcoin.
Hildobby, nhà phân tích dữ liệu tại Dragonfly cho biết 90% giao dịch đã được xử lý trước khi blockchain này ngừng hoạt động.
“Lượng NFT trên Bitcoin được tạo hàng giờ trên Arbitrum tăng lên cao trước khi blockchain này bị nghẽn mạng”, Hildobby viết trên Twitter.
Trong thông báo chiều ngày 16/12, Arbitrum cho biết phí gas đã quay về mức ổn định và mạng lưới hoạt động lại bình thường. Đội ngũ phát triển vẫn đang dò lỗi và sẽ công bố biên bản nghiệm thu đến người dùng.
Đọc thêm: ví Ramper giới thiệu tính năng gửi token qua email