SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
thumbnail
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Founder Stella: “Game thủ sẽ tạo động lực cho DeFi”

Tháng 7, Interlock có cuộc phỏng vấn với Stella, dự án DeFi chuyên về chiến lược đòn bẩy. Theo Tascha Punyaneramitdee, nhà sáng lập Stella, yield farming là mảnh ghép không thể thiếu trong DeFi. Vì các nhà giao dịch luôn sẵn sàng chịu rủi ro.
Avatar
uyntran.web3
Published Aug 25 2023
Updated Sep 26 2023
10 min read

Năm 2020, trước khi Stella xuất hiện, Tascha thành lập Alpha Finance với 2 sản phẩm chủ chốt là Homora - nền tảng leveraged yield farming và AlphaX - nền tảng giao dịch phái sinh. Đến 2021, Homora bị hack gây thiệt hại 37.5 triệu USD cho người dùng. Đội ngũ dự án đã bồi thường cho đối tác và người dùng. Đồng thời, họ cũng thay đổi thương hiệu thành Stella.

Từ khi triển khai mainnet vào ngày 21/6, TVL của Stella đã vượt 1.15 triệu USD. Ngoài dịch vụ farming trước đó, Stella áp dụng mô hình PAYE (dùng trước, trả sau). Thay vì trả phí khi vay tiền như ở các nền tảng DeFi thông thường, người vay có thể trả phí cho Stella dựa trên lợi nhuận thu được từ việc yield farming trên các nền tảng DeFi.

Với kinh nghiệm trong yield farming từ Alpha Finance, Stella tiếp tục tập trung vào nhu cầu sử dụng đòn bẩy của người dùng. Ngay cả trong downtrend, Tascha cho rằng thị trường luôn có những người dùng trung thành với các giao thức DeFi và đón những cơ hội mới đầu tiên. 

trader onchain thích rủi ro

Chia sẻ với Interlock, nhà sáng lập Stella tin rằng DeFi cần có các công cụ đòn bẩy để mở rộng dòng vốn và tăng thêm tiện ích. “Tôi không nghĩ là có nhiều người dùng on-chain đang tìm kiếm chiến lược Delta Neutral”, bà cho hay.

Chiến lược Delta Neutral mà Tascha đề cập là phương pháp đầu tư giúp người dùng giữ vị thế của danh mục đầu tư có tổng bằng 0, từ đó loại bỏ đáng kể rủi ro. Chẳng hạn, khi tham gia Binance Launchpad, nhà đầu tư vừa mua 20 BNB vừa mở lệnh short 20 BNB. Trừ trường hợp vị thế short bị thanh lý, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư sẽ không thay đổi bởi sự biến động của giá BNB. Lợi nhuận của người dùng sẽ phụ thuộc vào ROI của token mua trên Launchpad, không phải từ chính khoản BNB họ đã mua.

stella defi degen

Nếu không có lợi nhuận thì giao dịch làm gì? Hình thức này phù hợp với những nhà đầu tư lớn, giúp danh mục đầu tư của họ khỏi bị biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, Stella đang nhắm đến nhóm người dùng phổ biến hơn, tìm đến các kênh đầu tư để kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.

Trái với mô hình trên, Stella cho phép người dùng farming với đòn bẩy tối đa 4x cho cặp LP biến động và 10x cho cặp LP ổn định. Giới hạn đòn bẩy này cao gấp đôi nền tảng Alpha Homora và cao hơn mức 3x ở một số nền tảng DeFi khác như Tulip Protocol, Francium hay PembRock Finance.

Tuy nhiên, Tascha thừa nhận các sản phẩm đòn bẩy, bao gồm Alpha Homora trước đây, còn tồn tại nhiều vấn đề. Một trong những điểm yếu điển hình của các nền tảng DeFi là Impermanent Loss (tổn thất tạm thời). Impermanent loss xảy ra khi giá của một token thay đổi so với giá khi nhà cung cấp thanh khoản gửi token đó vào pool.

Ví dụ, một pool thanh khoản gồm có 500 USDT và số BNB trị giá 500 USD. Giả sử giá trị của số BNB giảm về 300 USD, nếu chỉ hold BNB, người dùng bị lỗ 200 USD. Nếu cung cấp thanh khoản, người dùng bị lỗ 225.7 USD. 

Vì vậy, Stella muốn tạo ra không gian an toàn để người dùng sử dụng đòn bẩy. Tascha nhấn mạnh dự án đã thay đổi sứ mệnh của mình. Để tăng tính minh bạch và an toàn, tất cả sản phẩm của dự án trong tương lai sẽ được xây dựng tách biệt với Stella.

Ngoài minh bạch từ trong dự án, Stella đề cao tầm quan trọng của việc chọn đối tác trong hoạt động cho vay. Tascha tiết lộ, Alpha Homora từng tích hợp với Iron Bank, theo đó Iron Bank cung cấp dịch vụ cho vay còn Homora mở dịch vụ yield farming. Do vụ hack từ 2021, Homora đã nợ Iron Bank khoảng 31.9 triệu USD. 

stella leverage

“Trọng tâm của Stella là thiết kế lại toàn bộ cơ chế đòn bẩy DeFi để thúc đẩy hệ sinh thái đòn bẩy an toàn hơn trên blockchain” Tascha P.

Tháng 2 năm nay, Iron Bank đề nghị Alpha Homora nạp thêm thế chấp cho khoản nợ nhưng 2 bên nảy sinh mâu thuẫn. Iron Bank sau đó đã đơn phương thay đổi hợp đồng thông minh khiến người cho vay trên Alpha Homora không thể rút tiền. Theo Tascha, người dùng đang thực hiện các thủ tục pháp lý chống lại Iron Bank sau khi cả hai phía không đạt được thỏa thuận.

“Chúng tôi sẽ không giao phó các tính năng chủ chốt cho những dự án khác. Hôm nay họ có thể là dự án tốt nhưng ngày mai họ hoàn toàn ngược lại, nhất là ở trong crypto”, Tascha P. chia sẻ. Bên cạnh đó, Stella cam kết đã kiểm toán bộ code 3 lần bởi PeckShield và Trust Security để đảm bảo duy trì tính bảo mật cao. 

công nghệ vô hình

Chia sẻ với Interlock, Tascha nhận định metaverse là khái niệm rộng lớn hơn tiền mã hóa. Vì vậy, một khi metaverse trở nên phổ biến và gần gũi hơn với người dùng, công chúng cũng sẽ dễ dàng tiếp cận tiền mã hóa hơn.

Trước hết, bà cho rằng vấn đề của metaverse hiện tại là các thiết bị có giá thành khá cao. Năm 2022, Meta ra mắt thiết bị metaverse mang tên Quest Pro với giá 1,500 USD. Thiết bị cung cấp trải nghiệm kết hợp cả thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). 

stella metaverse

Đến tháng 3/2023, nhận thấy người dùng chưa hào hứng với sản phẩm, Meta đã quyết định giảm giá Meta Quest Pro xuống 1,000 USD. Đồng thời, Quest 2 cũng được giảm từ 500 USD xuống 430 USD. Trong khi đó, Apple Vision Pro có giá khởi điểm 3,499 USD, cao gấp 3 lần so với sản phẩm của Meta. “Tôi không thích sử dụng từ ‘metaverse’ vì nó có vẻ gắn với crypto và gaming. Crypto chỉ là một phần trong thế giới kỹ thuật số đó” Tascha P. 

Tascha đề cập đến trường hợp của iPhone qua các năm. Trước đây, không nhiều người có thể sở hữu iPhone vì dòng điện thoại này tương đối đắt đỏ. Nhưng khi giá iPhone mềm hơn, độ phủ sóng của iPhone trên toàn thế giới cũng cao hơn.

Tương tự, Tascha hy vọng game Web3 hay thậm chí là lối sống Web3 sẽ trở thành hành vi mang tính xã hội và ngày càng phổ biến. Đến lúc nào đó, tương tác giữa Web2 và Web3 sẽ trở nên liền mạch đến mức người dùng không nhận ra họ đang tương tác với blockchain.

stella defi

"Họ không cần biết phần nào có trên blockchain, phần nào không. Họ không quan tâm. Trải nghiệm mới là quan trọng nhất" Tascha P.

Vì vậy, bà đặt ra viễn cảnh khi Apple Vision Pro và metaverse trở thành một phần trong đời sống. Lúc bấy giờ, các nền tảng DeFi sẽ bắt đầu mọc lên trong metaverse và cộng đồng có thể sử dụng các dịch vụ như cho vay mà không biết đó là ứng dụng DeFi.

Năm 1995, Steve Jobs, cha đẻ Apple từng nói: “Công nghệ tuyệt nhất là khi nó trở nên vô hình”. Điều này nghĩa là công nghệ sẽ trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống. Người dùng bình thường có thể trải nghiệm các sản phẩm một cách dễ dàng mà không cần phải suy nghĩ cách sử dụng.

Chẳng hạn, những năm 90, điện thoại di động vẫn còn là vật dụng xa lạ với nhiều người. Đến nay, những chiếc điện thoại thông minh trở thành món đồ ai cũng có và sử dụng hàng ngày. Khác với trước đây, không ai cần phải tra cách gọi điện thoại, nhắn tin hay nghe nhạc trên iPhone khi dòng điện thoại này trở nên “phổ thông” hơn.

Một ví dụ khác là hệ thống lái xe tự động. Những chiếc xe tự lái có bề ngoài giống như những chiếc xe quen thuộc. Tất nhiên, bên trong xe có lắp các cảm biến, bộ truyền động, thuật toán phức tạp… để phần mềm điều khiển tốc độ, phanh và hệ thống lái. Nhưng tài xế không cần bận tâm về những công nghệ phức tạp đó. 

game thủ trong defi

Tiếp nối bức tranh metaverse, Tascha nhận định cộng đồng game thủ sẽ đóng vai trò quan trọng khi các nền tảng DeFi và metaverse kết hợp với nhau. Trả lời Interlock, bà chỉ ra tài sản trong game là mối quan tâm chính của người chơi game. Người chơi có thể mang những tài sản này lên blockchain dù nền tảng game đó thuộc Web3 hay Web2 và giao dịch, staking hay cho vay các tài sản tùy ý.

Theo bà, khi không chơi game, họ có thể cho vay nhân vật hay vật phẩm game trên các nền tảng DeFi. Người dùng khác sẽ vay vật phẩm để chơi và trả lợi nhuận cho chủ sở hữu. 

stella game asset

Trên thực tế, hoạt động lending đã diễn ra phổ biến trong game và metaverse. Trong những nền tảng như The Sandbox và Decentraland, người dùng có thể mua bán đất, cho thuê tài sản, xây dựng trung tâm mua sắm, cửa hàng… Samsung, Adidas và nhiều công ty truyền thống đã mua đất trong metaverse để bán dưới dạng sản phẩm NFT.

Trong khi đó, đại lý bất động sản Metaverse Group đã chi 50,000 USD mua bất động sản trong Decentraland và cho người dùng khác thuê lại. Trái với Metaverse Group, công ty TerraZero cho cá nhân và doanh nghiệp thế chấp đất NFT để vay tiền. Khi khoản nợ được thanh toán, TerraZero trả lại NFT cho người vay.

Bên ngoài mảng metaverse, cộng đồng tiền mã hóa không còn xa lạ với hoạt động cho thuê giày NFT trên ứng dụng Move-to-Earn STEPN. Thời kỳ hoàng kim 2022, giá tiền của một đôi giày STEPN vào khoảng 1,000 USD. Với mức giá đắt đỏ, nhu cầu cho thuê giày chạy đã bùng nổ vào thời điểm đó.

Song song với lending là dịch vụ staking vật phẩm NFT trong game. Từ tháng 7/2022, người chơi Axie Infinity có thể khóa các mảnh đất NFT trong game để nhận phần thưởng token AXS. Tính năng này giúp cho người dùng có thể kiếm thu nhập thụ động ngay cả khi không chơi game.

Đọc thêm: founder Ordzaar: “Bitcoin là cửa ngõ của NFT”

RELEVANT SERIES