CTO Aura Network: "NFT mang lại sự sống cho blockchain"
Bên cạnh DeFi và Gaming, NFT đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái blockchain.
Qua 2 năm kể từ thời điểm bùng nổ năm 2020, NFT đã thoát ra khỏi câu chuyện về bong bóng và thổi giá. Giờ đây, người ta quan tâm đến ứng dụng khác nhau như phim ảnh, âm nhạc, RWA (real world asset)... Trong một buổi hòa nhạc, NFT có thể là vé vào cổng, vật phẩm lưu niệm của ca sĩ cho người hâm mộ của mình hay cũng có thể dưới dạng một bài hát. Dù vậy, NFT vẫn còn khoảng không gian phát triển cực kỳ rộng lớn trong chu kỳ sắp tới của thị trường tiền mã hóa.
Để tìm hiểu thêm tiềm năng của công nghệ đang lớn này, Interlock đã có buổi gặp mặt anh Long Nguyễn, Giám đốc Công nghệ của Aura Network, blockchain layer 1 đầu tiên dành cho NFT tại Việt Nam. Với kinh nghiệm làm việc trong ngành blockchain kể từ năm 2018, anh cho rằng NFT có thể mang công nghệ blockchain đến doanh nghiệp cũng như đời sống hằng ngày.
Anh là software solution architect và đã tham gia phát triển sản phẩm blockchain từ 2018. Theo nhận định cá nhân của anh, thái độ của các công ty truyền thống đối với blockchain nói chung và NFT nói riêng có thay đổi như thế nào trong những năm gần đây?
- Các doanh nghiệp đều đang tìm kiếm cơ hội tăng giá trị cho doanh nghiệp thông qua blockchain.
Các tập đoàn lớn luôn trong tâm thế không được thua về mặt công nghệ. Họ luôn chạy đua về mặt công nghệ, về blockchain hay IOT (Internet of thing).
Thời điểm từ trước 2015, 2016 cũng đã có những ý tưởng về blockchain và những ứng dụng của nó như không thể xóa. Người ta cũng cố gắng áp dụng vào proof of concept nhưng hầu hết không đi đến đâu cả.
Bây giờ góc nhìn lại khác. Crypto adoption rộng rãi hơn rất nhiều sau một mùa bullrun vừa rồi. Đặc biệt, Việt Nam là top 5 trong các quốc gia có mức độ adoption nhiều nhất. Ngoài ra, chiến tranh, Covid và các siêu lạm phát ở các nước khiến crypto được chấp nhận dễ dàng hơn.
Khi doanh nghiệp nhìn vào thì nó là vấn đề về tiền và tăng giá trị cho doanh nghiệp. Nếu mà lợi dụng được điều đó, ta có thể đẩy giá trị doanh nghiệp lên và kéo tệp khách hàng từ Web3 vào. Nó không phải chỉ suy nghĩ đâu mà là trong báo cáo. Tất cả tập đoàn đều mua báo cáo của Gartner. Trong đó, người ta đã đẩy tư tưởng web3, crypto vào rồi. Ngoài ra, ta còn thấy những case study như Nike, Adidas, Starbuck và những thương hiệu lớn đều có một chút gì đó về NFT, DeFi.
Tại sao chúng ta lại cần đến NFT? Trong tương lai nếu phổ biến, ứng dụng nào phổ biến đối với Việt Nam?
- NFT là chỗ để người ta sử dụng crypto mà không phải giao dịch như tài chính phi tập trung thông thường.
NFT cho crypto một ý nghĩa mới. Thông qua đó, người dùng sẽ chơi game, sưu tập… Những hoạt động mang lại sự sống cho blockchain. Nếu một người đã gắn với mạng lưới, họ sẽ hỗ trợ he những dự án, xây dựng cộng đồng trên đó. Tư tưởng wagmi rất là hay ở chỗ, nó luôn mang cho người chơi người tham gia vào thị trường, cộng đồng. Đấy là cái mình rất thích.
Tạo và đưa cộng đồng đến blockchain là giá trị lớn nhất mà NFT đưa đến. NFT là cái giữ được những cá voi và xu hướng. Hầu hết bộ OG nhất được rất nhiều sự hỗ trợ từ nhà sáng lập của mạng lưới.
Về mặt ý nghĩa, nếu có trái thì có phải. Nếu có fungible token thì có non-fungible token. Về mặt logic mà nói, 2 cái đấy luôn tồn tại với mục đích khác nhau. NFT là những cái ngược lại với token. Nó có tính chất mà token không có, tính duy nhất. Về mặt đời sống, cả thế giới đang đi tìm câu trả lời.
Lợi thế cạnh tranh của Aura so với những đối thủ khác là gì?
- Aura có những lợi thế cạnh tranh mà không có mạng lưới nào có cả. Đó là mạng lưới kết nối doanh nghiệp.
Bọn mình xuất phát từ truyền thống. Những điều mà Aura xây dựng đều đúc kết từ những năm trước để lại. Chúng mình kế thừa quan hệ với doanh nghiệp, liên hệ của tập đoàn lớn và thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, Nhật, Hàn, Đài Loan…
Đây là thứ rất khó để người mới có thể làm ngay được, bởi vì chúng cần phải quá trình làm việc trong khoảng thời gian dài. Rất khó để tin tưởng một công ty mới. Tệp khách hàng mà tụi mình hướng tới rất khác. Tiếp theo là xu hướng của thị trường Việt Nam rất tốt để phát triển Web3 với khối lượng giao dịch cực kỳ lớn. Phải nói là quá lớn so với một đất nước nhỏ như vậy.
Tổng hợp lại, về mặt địa lý, con người hay uy tín đều ủng hộ Aura. Dựa trên nền tảng đó, chúng mình cố gắng đưa ra lộ trình phát triển sản phẩm phù hợp, hướng tới mass adoption. Điều này cũng đúng ý rất nhiều quỹ đầu tư.
Aura đã có những thương vụ hợp tác với Ahamove. Trong quá trình giới thiệu và tích hợp NFT, dự án có gặp phải khó khăn gì với các công ty truyền thống không?
- Nó cũng tùy vào công ty truyền thống nào. Bởi vì họ cũng có áp lực không muốn bỏ lại vì công nghệ .
Thực ra, những doanh nghiệp truyền thống họ đã nghiên cứu chứ không phải họ không biết. Đã có những case study mà mình đã nói. Đó là những thương hiệu lớn, gây được tiếng vang và được đón nhận của cộng đồng Web3.
Do đó, tụi mình không gặp khó khăn trong việc giới thiệu NFT. Quan trọng là quá trình thực thi và hợp tác. Khi mà 2 bên đã hiểu nhau thì việc ra mắt sản phẩm sẽ nhanh. Hy vọng là sau 2,3 case study thì tụi mình có thể thu hút thêm những thương hiệu khác, không chỉ Ahamove và FPT.
Đối với Ahamove, công việc hợp tác rất thoải mái bởi vì chúng tôi đã làm cùng nhau rồi. Thứ hai, Ahamove là công ty công nghệ. Cái họ muốn làm là thúc đẩy công nghệ vào đời sống, rất phù hợp với định hướng của Aura. Trong khi đó, Ahamove có lợi thế về logistic, họ có sản phẩm, có ứng dụng. Việc tích hợp, xây dựng cộng đồng, số hóa đều có người thực hiện.
Đối với những tập đoàn lớn như FPT thì lại khác. Mình phải hiểu họ thì mình mới làm được.
Theo anh, điểm yếu lớn nhất cho thị trường NFT hiện tại là gì? Trong vòng 5 năm tới, thị trường sẽ như thế nào?
- Điểm yếu lớn nhất mà bọn mình thấy là thanh khoản không bằng fungible token.
Người ta đến với Web3 vẫn chỉ vì lợi nhuận. Những bộ sưu tập không có nhiều thanh khoản sẽ dần mất đi giá trị.
Những cái bộ bluechip phải luôn duy trì thanh khoản. Những bộ nhỏ không thể duy trì thanh khoản thì chỉ có thể theo mô hình pump-dump. Tất nhiên là đi kèm là những trường hợp scam, rug pool. Đó là bản chất của thị trường thôi.
5 năm nữa, tất nhiên bài toán vừa rồi vẫn còn. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều brand, doanh nghiệp truyền thống người ta nhảy vào. Sắp tới, NFT có nhiều ứng dụng hơn là việc sưu tập rồi mua bán. Blur ra đời biến NFT thành hàng hóa như bình thường, không quan tâm content là gì.
Theo anh, khó khăn trong quá trình xây dựng dự án trong crypto là gì?
- Vấn đề chung trong startup là nguồn vốn.
Aura ra đời năm 2021. Lần gọi vốn đầu tiên Aura rất thành công. Nhưng sau đó là downtrend khiến việc gọi vốn rất khó khăn. Lần thứ 2 diễn ra vào tháng 4/2022, là lúc Terra sập. Còn lần thứ 3 là lúc sàn giao dịch FTX sập.
Tùy vào thị trường, thị trường bull dễ gọi vốn nếu có một xu hướng phù hợp cùng với đội ngũ làm sản phẩm cứng là có thể gọi được số vốn lớn. Thời kỳ downtrend để sống thôi cũng khó khăn.
Crypto không cần những cái phức tạp. Tuy nhiên, đôi lúc nó cần độ phức tạp tương đương hoặc hơn nhiều do làm việc trực tiếp với tiền. Bản thân người lập trình đều thích công việc về crypto. Nó thách thức ép buộc mình thay đổi nhiều hơn và “think outside the box”. Tuy nhiên, đôi lúc như thế là chưa đủ.
May mắn là bọn mình có những người hỗ trợ thật sự tốt cũng như đồng nghiệp là những người làm chung với nhau rất lâu rồi. Tất cả mọi người đều công nhận khả năng phát triển và cam kết về sản phẩm.