SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Tỷ phú Jeff Gundlach: Khủng hoảng ngân hàng chỉ kết thúc khi FED cắt giảm lãi suất

Nhà đầu tư trái phiếu tỷ phú Jeff Gundlach cho rằng các ngân hàng khu vực sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ cho đến khi Cục dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất. 
Avatar
tranhtnn
Published May 05 2023
Updated Dec 25 2023
5 min read
thumbnail

Tình trạng khủng hoảng các ngân hàng khu vực của Mỹ sẽ không chấm dứt cho đến khi Cục dự trữ Liên bang bắt đầu cắt giảm lãi suất liên bang. Khách hàng có thể tiếp tục rút tiền gửi của họ từ các ngân hàng nhỏ hơn cho đến khi chi phí vốn tham chiếu của các doanh nghiệp này giảm xuống khoảng 5% so với mức trước đó. 

"Tiền gửi sẽ tiếp tục bị rút đi cho tới khi FED bắt đầu hạ mức lãi suất. Điều này đã được chứng minh khi giá cổ phiếu của ngân hàng PacWest lao dốc 50% sau tin đồn về việc nó đang bị thẩm định để bán lại”, ông Gundlach chia sẻ trong chương trình Closing Bell của CNBC.

Trong nỗ lực kiềm chế lạm phát leo thang, Cục dự trữ Liên bang đã tăng mạnh lãi suất 10 lần liên tiếp trong năm qua. Điều đó đã gây xáo trộn cho ngành tài chính của Mỹ. Vào tháng 3, Silicon Valley Bank đã sụp đổ sau khi tiết lộ rằng việc tăng lãi suất đã gây ra thiệt hại to lớn cho danh mục trái phiếu của họ và điều này khiến người dân hoang mang, đổ xô đi rút tiền gửi từ các ngân hàng nhỏ.

Khách hàng đã hoặc chuyển sang các ngân hàng lớn hơn hoặc tận dụng lợi suất cao hơn từ các tài sản khác như trái phiếu kho bạc hoặc quỹ thị trường tiền tệ. Chính sách thắt chặt tiền tệ của FED đã đẩy mức lãi suất quỹ liên bang lên đến phạm vi 5.25%, mức cao nhất trong 16 năm qua.

"Theo tôi, mọi người rút tiền ra vì hoàn toàn không có lí do để giữ tiền trong các ngân hàng nhỏ. Bạn có thể nhận được mức lãi suất cao hơn rất nhiều nhờ vào việc FED tăng lãi suất 5%. Bạn có thể nhận được trái phiếu kho bạc ở mức 5.2% trong vài tháng”, ông Gundlach nói thêm.

Những nhận định của Gundlach được đưa ra vào ngày 4/5, sau khi FED tăng lãi suất thêm 0.25% và PacWest Bancorp là ngân hàng tiếp theo gặp khủng hoảng. Ngoài PacWest, First Horizon và Western Alliance là hai cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng trong ngày, với mức giảm lần lượt là -40% và -22%.

Trước đây, chính quyền Mỹ từng lên tiếng trấn an người dân, cho rằng hệ thống ngân hàng vẫn ổn định dường như mâu thuẫn với thực tế khi cuộc khủng hoảng tiếp diễn.

Theo Bill Ackman - Giám đốc Điều hành công ty quản lý quỹ phòng hộ Pershing Square, niềm tin của người dân vào tổ chức tài chính được xây dựng trong nhiều thập kỷ đã bị phá hủy trong vài ngày.

“Khi domino sụp đổ, ngân hàng yếu nhất bắt đầu lung lay”.

Trong một bài đăng trên blog chia sẻ về các khủng hoảng gần đây, Marty Bent - nhà sáng lập của công ty truyền thông TFTC cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại là "điểm không thể quay lại".

Ông cảnh báo rằng mọi thứ đều phát triển theo hướng xấu cho hệ thống tài chính Mỹ và đây là "cuộc chơi cuối cùng". Theo Marty Bent, việc phục hồi niềm tin vào hệ thống này là không thể.

“Cục dự trữ liên bang và Bộ Tài chính không thể làm cho người dân tin tưởng vào hệ thống tài chính dù cố gắng đến đâu. Đơn giản là có quá nhiều vấn đề cần được giải quyết cùng lúc: mua lại cổ phiếu, sáp nhập hay Thế chiến thứ hai - không có điều gì có thể giúp hệ thống này trở lại như trước”.

Đến chiều ngày 5/5, chỉ số sức mạnh đồng USD tiếp tục suy yếu. Trên khung ngày, DXY đang di chuyển ở xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu đảo chiều tăng trở lại. 

Theo đó, DXY đang nằm dưới vùng mây đỏ của chỉ báo Ichimoku cho thấy xu hướng giảm còn khá mạnh. Trong tuần tới, nếu tỷ lệ lạm phát của Mỹ không suy yếu, khả năng cao DXY sẽ giảm về dưới 100 điểm.

dxy ngày 5 5
Chart DXY khung ngày. Nguồn: TradingView.

Vào lúc 19:30 tối nay (5/5), Cục Thống kê Lao động công bố báo cáo về việc làm ở Mỹ:

  • Báo cáo việc làm tháng 1 trừ ngành nông nghiệp (NFP)
  • Tỷ lệ thất nghiệp
  • Thu nhập hàng giờ trung bình của người lao động

Trong đó, NFP thấp hơn, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và mức lương thấp hơn là tốt cho crypto và cổ phiếu. Ngược lại, NFP cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và mức lương cao hơn là không tốt cho thị trường.

Nhà đầu tư nên cẩn trọng khi giao dịch ở thời điểm báo cáo việc làm được công bố vì thị trường có thể biến động khá mạnh.

Đọc thêm:  FED tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục 16 năm

RELEVANT SERIES