Lý do Bitcoin bật tăng trong ngày đầu tháng 3
Theo dữ liệu công bố ngày 01/3, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc tăng lên mức 52.6 trong tháng 2/2023. Đây là mức cao nhất trong hơn một thập kỷ vừa qua và cao hơn con số 50.1 ghi nhận được trong tháng 1. Trong khi đó chỉ số PMI phi sản xuất cũng tăng vọt từ 54.4 (tháng 1) lên 56.3 (tháng 2).
Bitcoin almost tested $24K early Wednesday after China manufacturing PMI lifted stock markets and pushed the dollar index lower. Reports @godbole17.https://t.co/ngwV9gL0jB
— CoinDesk (@CoinDesk) March 1, 2023
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) hay còn gọi là Purchasing Managers Index, là chỉ số đo lường sức khỏe kinh tế của ngành sản xuất, được Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) công bố mỗi tháng.
PMI giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về điều kiện kinh doanh hiện tại của của các công ty hay tập đoàn nhờ vào 5 chỉ số chính bao gồm: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.
Tin tức tích cực từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và Đức, đã đẩy giá trị đồng USD của Mỹ xuống thấp hơn so với các loại tiền tệ khác. Trong khi đó, tin tức này dường như có lợi với các loại tài sản rủi ro như chứng khoán và crypto. Ngày 01/3, thị trường crypto tràn ngập màu xanh với mức tăng của các đồng coin.
Theo CoinDesk, Bitcoin (BTC) đã tăng 4% từ 23,000 USD lên gần 24,000 USD trước khi sụt giảm nhẹ. Hiện Bitcoin đang được giao dịch với mức giá 23,979 USD (theo TradingView).
Trong khi Bitcoin bật tăng, chỉ số sức mạnh đồng USD Mỹ (DXY) chứng kiến mức giảm gần 1% xuống mốc 104.17 USD (theo tradingView).
Bên cạnh tín hiệu tích cực từ Trung Quốc, chỉ số Hang Seng (HSI) của Hồng Kông tăng 4.21%, dẫn đầu sự phục hồi rủi ro trong các chỉ số chứng khoán châu Á.
Hang Seng Index (chỉ số HSI) là chỉ số chứng khoán bao gồm 50 công ty lớn nhất và có tính thanh cao nhất trong Sở giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Chỉ số Hang Seng được ví giống như chỉ số S&P 500 ở Mỹ.
Sự phục hồi của thị trường tiền mã hóa vào ngày đầu tháng 3 được cho là nhờ vào các tín hiệu tích cực tại châu Á. Gần đây, Trung Quốc có động thái bơm thanh khoản cho Ngân hàng Trung ương để bù đắp cho những ảnh hưởng từ việc thắt chặt lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.
"Thanh khoản là một yếu tố bù đắp lớn cho việc thắt chặt lãi suất, chủ yếu đến từ phương Đông. Trung Quốc tiếp tục bơm tiền mặt để duy trì thanh khoản đầy đủ trong hệ thống ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu Covid" David Brickell, Giám đốc kinh doanh của Paradigm cho biết.
Đáng chú ý, Hồng Kông gần đây đang có xu hướng mở lòng hơn với lĩnh vực tiền mã hóa. Điển hình là việc đầu tư 50 triệu HKD (khoảng 6.37 triệu USD) để xây dựng hệ sinh thái Web3 của khu vực này. Động thái trên nhằm giúp Hồng Kông nắm bắt kịp thời cơ hội vàng để dẫn đầu phát triển và đổi mới.
Đọc thêm: Bitcoin ‘dựng cột’ trước thềm 710 triệu USD quyền chọn hết hạn