Sam Bankman-Fried bị từ chối yêu cầu tại ngoại
Trong tuần qua, cựu CEO FTX đã chấp nhận ngừng sử dụng các ứng dụng nhắn tin như Signal. Động thái này diễn ra sau khi các công tố viên cáo buộc anh sử dụng chúng để liên hệ với nhân chứng trong vụ việc liên quan đến FTX và yêu cầu bảo lãnh tại ngoại.
Thẩm phán Lewis Kaplan đã bác bỏ đề nghị của Bankman-Fried về việc sửa đổi tiền bảo lãnh và hủy bỏ những tranh luận bằng miệng về vấn đề này. Phiên điều trần tiếp tục được diễn ra vào ngày 9/2 theo lệnh của thẩm phán.
Nhà sáng lập của FTX cho biết trong hồ sơ tòa án rằng ông sẽ tránh xa các ứng dụng nhắn tin được mã hóa. Tuy nhiên, đề xuất của Bankman-Fried yêu cầu cho phép anh sử dụng hầu hết các nền tảng nhắn tin khác. Trong đó bao gồm các cuộc gọi điện thoại, iMessage, FaceTime, Facebook Messenger và WhatsApp, với một số hạn chế nhất định.
Hiện tại, cựu CEO FTX đang phải đối mặt với một loạt cáo buộc hình sự liên quan đến việc lợi dụng tiền gửi của người dùng để sử dụng cho mục đích cá nhân.
Các luật sư của Bankman Fried đã đệ đơn kháng cáo để tránh tiết lộ tên những người bảo lãnh vào cuối ngày 7/2. Theo đó, phía cựu CEO FTX sẽ không cần công khai thông tin chi tiết người bảo lãnh anh được tại ngoại cho đến ngày 14/2.
Kháng cáo (tại đây) được đưa ra sau phán quyết ngày 30/1 của toàn án. Thời điểm đó, Thẩm phán Lewis Kaplan đã đề xuất bản kiến nghị chung từ tám cơ quan truyền thông lớn và yêu cầu tiết lộ danh tính người bảo lãnh tại ngoại cho Sam Bankman-Fried.
Đọc thêm: FTX đòi nợ quan chức nhận tiền quyên góp