Self-staking - Xu hướng mới nổi trong thị trường?
Nói cách khác, theo nhà phát triển, nếu nhà đầu tư có thể thiết lập, vận hành validator tại nhà, người dùng có thể kiếm được phần thưởng ETH, đồng thời góp phần bảo vệ mạng lưới mà người dùng đang đầu tư.
Như vậy, thông qua self-staking, nhà đầu tư cũng như thế hệ tương lai có cơ hội gia tăng tài sản và tạo được nguồn thu nhập bị động.
Thời gian gần đây, sau khi Geth chiếm được 84% thị phần validator của mạng lưới, lập trình viên Superphiz đang đẩy mạnh chiến dịch "#stakefromhome".
Geth là phần mềm Ethereum Client được sử dụng rộng rãi nhất trên Ethereum. Theo đó, sản phẩm này giúp nhà phát triển có thể "giao tiếp" với mạng lưới Ethereum Blockchain nhằm mining, thực hiện các giao dịch, triển khai hợp đồng thông minh,…vì nó có thể thiết lập kênh giao tiếp P2P với các máy khách (client) khác.
Sự thống trị của Geth đã khiến nhiều người lo ngại về tính tập trung của mạng lưới.
Theo Superphiz, dù các giải pháp staking do bên thứ ba dễ tiếp cận hơn so với hình thức self-staking, chúng lại nắm giữ tiền của người dùng dưới sự "kiểm soát tập trung". Điều này mâu thuẫn với triết lý phi tập trung của Ethereum, nơi quyền lực và trách nhiệm được phân bổ giữa các thành viên tham gia mạng lưới.
Ngược lại, các giải pháp staking của bên thứ ba tuy dễ tiếp cận nhưng lại khiến Ethereum tập trung hơn và chỉ phục vụ lợi nhuận ngắn hạn. Superphiz nhấn mạnh rằng phần lớn ETH được stake thông qua các giải pháp này đều nằm trong tay các tổ chức lớn, dẫn đến tính tập trung và làm giảm giá trị của ETH.
Mặc dù Superphiz thừa nhận chi phí 32 ETH (tương đương khoảng 73,000 USD) là khoản đầu tư khá cao và không phải ai cũng đủ khả năng, ông tin rằng vẫn có nhiều người dùng có thể chuyển sang hình thức đầu tư này.
Khi Ethereum chuyển sang cơ chế Proof-of-Stake (PoS) vào tháng 9/2022 với tên gọi là The Merge, mạng lưới bắt đầu sử dụng các validator thay vì miner (thợ đào). Theo đó, họ phải stake 32 ETH để tham gia mạng lưới xác minh giao dịch trên Ethereum blockchain.
Theo Superphiz, self-staking sẽ giúp ETH "có giá trị hơn về lâu dài" và "tiếng nói của Ethereum" sẽ được đại diện bởi cộng đồng toàn cầu thay vì một vài nhà cung cấp tập trung.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Ethereum cập nhật thành công shadow fork cho bản nâng cấp Shanghai vào tháng 3.
Thứ hai (21/1), nhà phát triển Ethereum thông báo cập nhật thành công shadow fork mainnet nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng của tính năng rút ETH. Theo đó, shadow fork là những khả năng của bản nâng cấp chính, cho phép nhà phát triển có thể kiểm tra lỗi và điều chỉnh mọi vấn đề đang có.
Sau loạt tin tích cực trên, tính đến tối 1/2, giá ETH hiện giao dịch quanh vùng 2,271 USD, giảm 1.3% trong 24h qua (theo CoinGecko).