SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Sếp Polygon dự đoán 3 xu hướng sẽ bùng nổ trong mùa uptrend tới

Vào đầu tháng 7, Interlock đã có buổi gặp mặt với ông Aishwary Gupta - Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Polygon trước thềm tuần lễ blockchain GM Vietnam.
Avatar
quynhnt
Published Jul 29 2023
Updated Sep 08 2023
9 min read
thumbnail

Tại đây, sếp Ploygon đã tiết lộ về 3 xu hướng có khả năng sẽ nở rộ trong mùa uptrend sắp tới của thị trường tiền mã hoá.  

Thanh toán trở thành miếng bánh tiềm năng

Một trong ba lĩnh vực tiềm năng được sếp Polygon dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới đó là thanh toán. Theo ông Aishwary Gupta, hiện các vấn đề liên quan đến thanh toán vẫn chưa được giải quyết và nhiều công ty đang nghiên cứu phương thức phù hợp để cải thiện nó. 

"Những thách thức trong thanh toán vẫn chưa được xử lý. Do đó, tôi nghĩ đây là lĩnh vực đáng được quan tâm và tiếp tục khai thác trong thời gian tới."
Aishwary Gupta - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Polygon

Trên thực tế, thanh toán crypto dần được áp dụng tại nhiều công ty trên thế giới. Song do ngành công nghiệp non trẻ chưa được phổ cập hoàn toàn và hợp pháp hoá ở nhiều nơi, một số vấn đề trong thanh toán vẫn còn tồn đọng. Một trong những thách thức đó liên quan đến luật.

image

Dù crypto được một số công ty ứng dụng trong thanh toán xuyên biên giới, quy định đối với tiền mã hoá tại mỗi khu vực khác nhau. Điển hình là tại Mỹ, các quy tắc rõ ràng dành cho crypto vẫn chưa được ban hành. Điều này dẫn đến rào cản đối với thanh toán. 

Tuy nhiên, thanh toán crypto vẫn là lĩnh vực tiềm năng được sếp Polygon dự đoán có khả năng nở rộ trong tương lai. Trong thanh toán quốc tế truyền thống, những giao dịch rất nhỏ như 0.5 USD không thể chuyển được qua ngân hàng. Song, với công nghệ blockchain, các giao dịch này được gửi xuyên biên giới trong thời gian ngắn cùng tốc độ nhanh chóng. 

Tiềm năng của lĩnh vực này cũng là một trong những lý do các gã khổng lồ thanh toán như Visa hay Mastercard gia nhập ngành tiền mã hoá. Vào cuối tháng 4, đại diện của Visa tiết lộ công ty này đang thuê kỹ sư phần mềm cho mảng tiền mã hóa nhằm phát triển các sản phẩm mới. Động thái này giúp gã khổng lồ thúc đẩy áp dụng hàng loạt các mạng lưới blockchain công khai và phương thức thanh toán bằng stablecoin. 

Trong khi đó, ông lớn thanh toán Mastercard cũng đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho loạt ứng dụng liên quan đến công nghệ blockchain và lĩnh vực tiền mã hoá vào hồi tháng 6. Điều này càng cho thấy thanh toán dường như đã trở thành miếng bánh béo bở, tiềm năng đối với các “tay to" trong nền tài chính. 

NFT đi vào đời sống

Bên cạnh mảng thanh toán, khi dự đoán về những xu hướng có khả năng bùng nổ trong mùa uptrend tới của thị trường crypto, Aishwary Gupta đề cập đến NFT. Ông cho rằng những NFT có nhiều ứng dụng thực tế (usecases) sẽ chiếm được mối quan tâm của cộng đồng. Giải thích về điều này, đại diện Polygon chia sẻ về việc đầu tư NFT của ông. 

“Tôi từng mua một NFT với giá 0.08 ETH nhưng thứ tôi nhận lại là nhiều hơn thế. Đây là phương tiện giúp tôi tiếp cận được nhiều ngôi nhà với giá rẻ và mua chúng với mức chiết khấu cao hơn bình thường."
“Tôi từng mua một NFT với giá 0.08 ETH nhưng thứ tôi nhận lại là nhiều hơn thế. Đây là phương tiện giúp tôi tiếp cận được nhiều ngôi nhà với giá rẻ và mua chúng với mức chiết khấu cao hơn bình thường."
Aishwary Gupta - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Polygon

Đáng chú ý, đại diện từ Polygon cũng chia sẻ ý tưởng về NFT du lịch trong tương lai. Theo Aishwary Gupta, các NFT có thể được phát hành và sử dụng để đại diện cho danh tính của chủ sở hữu. Theo đó, người dùng sẽ dùng chúng để xin visa khi muốn di chuyển ra nước ngoài. 

Điều này giúp giảm bớt thời gian, chi phí và công sức khi chuẩn bị cho thủ tục xuất ngoại. Do đó, Aishwary Gupta dự đoán những trường hợp thực tế như vậy sẽ giúp NFT được ứng dụng nhiều hơn và có khả năng sẽ tiếp tục bùng nổ trong mùa bull runs sắp tới. 

image
Ông Aishwary Gupta - Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Polygon tại buổi phỏng vấn Polygon.

NFT từng là xu hướng khuấy đảo cộng đồng tiền mã hoá trong những năm 2021-2022 với làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ. Dù trải qua mùa downtrend, sức hot của lĩnh vực này dần hạ nhiệt, NFT vẫn thu hút sự tham gia của nhiều ông lớn truyền thống lấn sân vào ngành tiền mã hoá. 

Nhìn chung, dự đoán của sếp Polygon đưa ra không phải là không có cơ sở. Đến hiện tại, NFT được tích hợp và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, thể thao, ẩm thực hay nghệ thuật,... Loại hình tài sản kỹ thuật số này này cũng đã thâm nhập vào đời sống hàng ngày và dần trở nên phổ biến hơn với đông đảo người dùng trên toàn cầu. 

Điều đó nhờ vào quá trình ứng dụng của các nhãn hàng lớn như Starbucks, Coca-Cola, Nike hay Ben Mescedes,... Cụ thể, trong 2022, Coca-Cola từng phát hành bộ sưu tập FIFA World Cup NFT dựa trên heatmaps của các trận bóng đã kết thúc. Thời điểm đó, các NFT này được triển khai và lưu trữ trên nền tảng NFT của sàn giao dịch Crypto.com, vốn được GMUNK tạo ra.

Ngoài ra, vào tháng 4 năm nay, hãng cà phê nổi tiếng tại Mỹ Starbucks cũng thông báo ra mắt bộ sưu tập NFT của mình với tên gọi First Store Collection. Bộ sưu tập này bao gồm 5,000 tem NFT trên mạng lưới Polygon và được sử dụng để triển khai các quyền lợi trong chương trình tích điểm Odyssey Web3. 

Việc NFT được ứng dụng thực tế đã diễn ra trong quá khứ. Do đó, ý tưởng về NFT du lịch của sếp Polygon không phải là điều không thể xảy ra trong tương lai. Hơn nữa, NFT là tài sản kỹ thuật số không thể thay thế, chúng có khả năng được tích hợp đồng bộ hoá giữa các chính phủ. Dự đoán của sếp Polygon cho thấy ý tưởng hay về cách ứng dụng loại tài sản này. 

Kỷ nguyên mới của SocialFi

Tiếp tục dự đoán về các xu hướng tiềm năng trong tương lai, Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh của Polygon đã đề cập đến mảng SocialFi. 

SocialFi là sự kết hợp giữa các hoạt động mạng xã hội (social media) và tài chính phi tập trung (DeFi) trong không gian Web3. Các dự án SocialFi tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để thúc đẩy sự gia nhập và tương tác với các giao thức DeFi, đồng thời cho phép người dùng tham gia vào hoạt động tài chính phi tập trung.

Trả lời Interlock, ông Aishwary Gupta cho biết quyền sở hữu dữ liệu là điều mà ông cảm thấy vô cùng lạc quan. Đồng thời đại diện từ Polygon đã nhắc đến Lens Protocol khi đưa ra dự đoán của mình. 

“Các nền tảng SocialFi như Lens cho phép người dùng toàn quyền sở hữu dữ liệu theo cách họ muốn. Hơn nữa, mọi người cũng có thể kiếm tiền từ việc sáng tạo nội dung của mình”
Aishwary Gupta - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Polygon

Bên cạnh đó, đại diện Polygon nhấn mạnh quyền tự do sở hữu dữ liệu là điều mang đến cho cộng đồng trải nghiệm khác biệt so với những ứng dụng mạng xã hội Web2.

Sự ra đời của SocialFi có thể xem là một cách khắc phục hạn chế của Web2 Social Media. Trong quá khứ, các ứng dụng nhắn tin chỉ cho phép người dùng trao đổi hình ảnh, tin nhắn, file, video,... Hay các diễn đàn thảo luận thường được sử dụng để chia sẻ, đóng góp ý kiến về vấn đề. ản phẩm, ý tưởng. Với SocialFi, mọi người không chỉ tương tác với nhau mà còn được tham gia vào các hoạt động liên quan đến tài chính. 

Tuy mạng xã hội đã giúp kết nối cộng đồng và tạo ra nhiều nội dung độc đáo, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về tính minh bạch và quyền sở hữu dữ liệu của người dùng. Vì vậy, sự xuất hiện của các nền tảng mạng xã hội Web3 được xem là sự cải tiến vượt bâc. Cụ thể, những dự án trong mảng này có thể tích hợp các tính năng DeFi và sử dụng social token để thúc đẩy tính tương tác và động lực cho người dùng.

Một trong những nền tảng phổ biến trong mảng SocialFi đó là Lens Protocol. Gần đây, dự án đã công bố ra mắt blockchain layer 3. Ban đầu nền tảng layer 3 có tên gọi là Bonsai và được thiết kế đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ứng dụng truyền thông xã hội phi tập trung.

Thời điểm đó, Lens cho biết Bonsai là giải pháp mở rộng quy mô L3 optimistic, dự kiến xử lý các giao dịch ở quy mô siêu lớn để hỗ trợ thế hệ người dùng mạng xã hội Web3 tiếp theo. Tuy nhiên, đến ngày 27/4, dự án thông báo đổi tên Bonsai thành Momoka. 

Nguyên nhân là công ty phát hiện một dự án blockchain khác đã sử dụng cái tên Bonsai. Đại diện của Lens Protocol cho biết việc nhanh chóng đổi tên sang Momoka giúp dự án chủ động tránh những tranh chấp thương hiệu không đáng có trong tương lai.

Đọc thêm: Giám đốc Kinh doanh công ty mẹ của MetaMask: “ConsenSys không chỉ là Ethereum”

RELEVANT SERIES