SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
thumbnail
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Social Login - Đăng nhập ví Web3 trong 30s bằng email

Tích hợp social login được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các dự án blockchain với hàng tỷ người dùng tiềm năng.
Avatar
uyntran.web3
Published Dec 15 2023
Updated Dec 15 2023
9 min read

“Những thách thức về quản lý private key, phí gas và chuyển đổi blockchain cũng giống như vấn đề thiếu trạm sạc của người sử dụng ôtô điện trước đây”, Ivo Georgie, CEO dự án ví Ambire Wallet chia sẻ. Theo ông, để ví Web3 có thể được áp dụng rộng rãi, các dự án cần tạo ra sản phẩm có bảo mật cao, đồng thời kế thừa điểm mạnh của ví điện tử truyền thống như phí giao dịch thấp, dễ sử dụng.

Cùng suy nghĩ với Georgie, nhiều dự án đã tìm phương pháp để trải nghiệm ví Web3 trở nên thân thiện hơn. Tạo ví bằng tài khoản mạng xã hội là một trong số đó.

vấn đề của ví crypto

Một trong những rào cản lớn ngăn người mới đến với Web3 là bảo quản mã khóa ví crypto, hay còn gọi là private key. Không giống như mật khẩu thông thường, private key là chuỗi ký tự gồm nhiều số và chữ cái được trộn lẫn với nhau, khiến người dùng khó có thể ghi nhớ chính xác.

Các ký tự trong private key được tạo ra ngẫu nhiên, không theo quy luật nào. Chính sự phức tạp này khiến hacker khó có thể bẻ khóa, từ đó bảo vệ ví của người dùng tốt hơn.

Tuy nhiên, quản lý private key lại là vấn đề gây đau đầu đối với các nhà phát triển crypto. Mất private key có nghĩa là tất cả tiền sẽ bị kẹt lại ví vĩnh viễn. Nếu private key bị đánh cắp, hacker có thể rút toàn bộ tiền từ tài khoản người dùng.

Theo nghiên cứu của Chainalysis, người dùng đã mất hơn 150 tỷ USD (nhiều hơn GDP của một số quốc gia) do thất lạc private key. 

web3 wallet private key

Không chỉ với người mới, ngay cả nhà đầu tư lâu năm cũng có thể mất trắng tài sản khi bất cẩn làm mất chuỗi mã khóa này. Tháng 11, Rain Lõhmus, founder ngân hàng LHV ở Estonia, tiết lộ ông từng mua 250,000 ETH (hơn 566 triệu USD) từ năm 2014. Tuy nhiên, vấn đề là ông đã làm mất private key nên không thể truy cập vào ví đang cất giữ số tài sản trên.

Tương tự Lõhmus, một lập trình viên người Đức tên Stefan Thomas đang có nguy cơ mất 7,002 Bitcoin (hơn 303 triệu USD). Ông đã làm mất tờ giấy ghi mật khẩu truy cập IronKey, nơi ông cất private key. Sau 8 lần thử thất bại, chủ nhân của 7,002 Bitcoin còn lại 2 lần thử và sẽ mất vĩnh viễn 232 triệu USD nếu tiếp tục nhập sai.

loại bỏ private key

Mặt khác, hầu hết người dùng Internet đều quen thuộc với các bước đăng nhập trên mạng xã hội khi sử dụng Google, Twitter, Discord. Từ đây, các nhà phát triển đã nảy ra ý tưởng kết hợp khái niệm social login vào không gian Web3 để người dùng Web2 cảm thấy quen thuộc hơn.

Giống như tên gọi, social login cho phép người dùng đăng nhập vào website hoặc ứng dụng thông qua tài khoản mạng xã hội như Facebook hoặc Google. Người dùng không cần phải nhớ private key và có thể truy cập vào ứng dụng nhanh chóng. Đồng thời, người dùng có thể chuyển đổi tiền pháp định thành tiền mã hóa trực tiếp trong ứng dụng, không cần tạo tài khoản trên sàn giao dịch của bên thứ 3.

ramper web3 wallet

Chẳng hạn, nền tảng social login sẽ thay người dùng lấy thông tin đăng nhập trên Google để tạo private key và public key cho tài khoản on-chain. Do đó, người dùng không cần quan tâm đến private key được liên kết với tài khoản của họ. Họ chỉ cần đăng nhập vào tài khoản được nền tảng social login cung cấp thông  qua tài khoản Google.

Điều này không đồng nghĩa private key bị loại bỏ hoàn toàn khỏi ví. Thay vào đó, ứng dụng là bên bảo quản private key đó cho người dùng, song an toàn và ít tập trung quyền kiểm soát hơn sàn CEX. Ngoài ra, nếu người dùng mất private key, ứng dụng sẽ cho phép họ khôi phục chúng bằng email hoặc SMS OTP. 

Thông thường dự án “tách” private key thành 2-3 phần và lưu trữ ở nhiều bên. Ví dụ, ở nền tảng Ramper, phần khóa 1 được mã hóa và gửi đến một bên thứ 3. Riêng phần khóa còn lại được lưu trên bộ nhớ đám mây như iCloud hay Drive.

Trên ví Web3 Binance, phần khóa 1 được bảo vệ bởi Binance, phần khóa 2 được lưu trên thiết bị người dùng và phần khóa 3 được lưu vào bộ nhớ đám mây. Để có quyền truy cập ví, người dùng cần có tối thiểu 2 phần khóa. Nếu một trong số đó bị mất hoặc bị tấn công, 2 phần khóa còn lại vẫn được mã hóa an toàn để bảo vệ tài sản của họ.

social wallet

Công nghệ social login đang ngày càng được nhiều dự án chú ý trong thời gian qua. Năm ngoái, BNB Chain đã bắt tay Web3Auth cho phép người dùng tạo tiện ích ví mở rộng bằng tài khoản mạng xã hội. Mới đây, Sky Mavis, nhà sáng lập tựa game Axie Infinity cũng công bố tính năng đăng nhập xã hội mới cho ví Ronin của mình. Qua đó, người dùng mới có thể tạo ví bằng tài khoản Google, Apple, Facebook hoặc Twitter.

Cũng trong 2022, dự án social login Ramper đã ra đời dưới sự phát triển của hàng loạt nhà phát triển xuất thân từ các gã khổng lồ như Facebook, Uber, Tesla, Google, Apple. 

Thông qua Ramper, người dùng có thể tạo ví và đăng nhập bằng tài khoản Google, Twitter, Apple hoặc email. Do Ramper là ví multichain, người dùng cũng không cần bận tâm họ đang sử dụng blockchain nào để chuyển tài sản. 

ramper wallet
Ramper hiện hỗ trợ 6 blockchain: Ethereum, BNB Chain, Viction, Polygon, Solana và Sei.

Bên cạnh sử dụng địa chỉ ví, ứng dụng còn cho phép người dùng gửi token qua email. Thời gian tới, Ramper sẽ sớm hỗ trợ chuyển NFT bằng email giống như với token. Hiện tại, người dùng có thể gửi và nhận NFT trực tiếp và truy cập vào các marketplace như Dagora ngay trên Ramper để mua bán NFT. Mục tiêu của Ramper là đơn giản hóa các bước trao đổi NFT để ngày càng nhiều người tự tin tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật số hơn.

Ngoài ra, Ramper còn đưa trải nghiệm của người dùng gần với truyền thống hơn thông qua chính sách Zero Gas - miễn giảm phí giao dịch. Khi chuyển tài sản qua Viction, dự án sẽ thay người dùng trả phí. Phí giao dịch 0 đồng là xu hướng phổ biến trong thị trường tài chính và có thể nhìn thấy ở hầu hết ngân hàng Việt Nam hiện nay. 

Tương tự Ramper, Coinbase Wallet cải thiện quá trình chuyển tiền mã hóa bằng cách cho phép gửi và nhận tài sản thông qua các liên kết được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Theo đó, các liên kết có thể được chia sẻ trên WhatsApp, iMessage, Telegram, Facebook, Snapchat, TikTok và Instagram hay email.

brian armstrong wallet

Một ứng dụng tiềm năng khác của social login là gửi tiền cho nhiều người cùng lúc qua mạng xã hội. Đối với dự án, các nhà phát triển có thể tự động phân phối phần thưởng đến cộng đồng. Với người dùng thông thường, đây sẽ là cách thức thú vị để họ tặng quà cho bạn bè và người thân, đặc biệt là ở những dịp lễ như Giáng sinh hay Tết. 

WeChat, ứng dụng nhắn tin hàng đầu Trung Quốc từng gây ấn tượng với mô hình hồng bao kỹ thuật số. Thay vì gửi tiền lì xì cho một người, người dùng WeChat có lựa chọn khác là chia khoản tiền thành nhiều bao với số tiền khác nhau và gửi cho nhiều người. Mỗi người sẽ nhận bao lì xì có giá trị ngẫu nhiên và nhanh tay “mở” bao nhanh hơn người khác. Những ai không kịp mở trong số lượt giới hạn có khả năng nhận bao rỗng.

Những tính năng trên đều hướng về một mục tiêu: giúp trải nghiệm trên DApp đơn giản và hấp dẫn hơn. Người dùng không cần biết private key là gì hay họ đang tương tác với blockchain nào. Dù bản chất công nghệ không thay đổi, dự án có thể “giấu” đi những đặc điểm phức tạp để dễ dàng tiếp cận người dùng.

Khi càng nhiều ông lớn truyền thống tham gia vào thị trường crypto, các DApp và game blockchain sẽ đón số lượng lớn người dùng Web2 vào thị trường. Việc đơn giản hóa các đặc tính blockchain sẽ là bước đầu cần thiết để tiến đến phổ cập blockchain cho đại chúng. Và khi họ đã quen với các ứng dụng phi tập trung, họ có thể tìm đến những ví tự lưu ký để tăng quyền kiểm soát tài sản của mình. 

Đọc thêm: SOLS bùng nổ sau khi Binance niêm yết SATS

RELEVANT SERIES