SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Thế giới crypto trước khi có Binance

Sau khi đối thủ FTX sụp đổ, Binance gần như chiếm vị thế độc tôn trong giới. Tuy nhiên, Binance cũng phải đối mặt với sức ép từ những người mất lòng tin vào thị trường.
Avatar
uyntran.web3
Published Jan 05 2023
Updated Dec 13 2023
7 min read
thumbnail

Tuần thứ hai của tháng 12, Binance liên tiếp hứng chịu loạt tin xấu từ các phương tiện truyền thông lẫn cơ quan quản lý. Trong đó, FUD “gây bão” hơn cả liên quan đến báo cáo kiểm toán của Binance.

Theo Ủy ban Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính (FASB), quỹ dự trữ của Binance bị cho là không đủ đáp ứng tỷ lệ 1:1 đối với tài sản của khách hàng. Trong bối cảnh FTX, quỹ dự trữ trở thành vấn đề nhạy cảm hơn bao giờ hết. Dù Binance chỉ ra khác biệt trong phương thức kiểm toán, thông tin vẫn nhanh chóng kích động tâm lý sợ hãi trong cộng đồng.

Chỉ trong một tuần, hơn 3.6 tỷ USD bị rút khỏi sàn Binance. May mắn là một vụ bank run như FTX không xảy ra và đến giờ tiền của người dùng vẫn bình yên vô sự. Nhưng nếu Binance thực sự sụp đổ thì sao?

Nếu cảm thấy quá khó hình dung, chúng ta hãy cùng quay lại thời điểm mọi thứ mới bắt đầu.

Giai đoạn sơ khai

Vài năm sau khi Bitcoin ra mắt, người dùng không có nhiều nền tảng để mua tiền mã hóa và hầu hết đều đi kèm với rủi ro cao. Trong khi truyền thông thường mô tả 2022 như thời kỳ nạn hack và lừa đảo lên ngôi, họ đã quên mất thuở sơ khai đầy hỗn loạn của tiền mã hóa.

Sau khi Nakamoto phát hành phần mềm Bitcoin vào tháng 1/2009, chỉ có hai cách để sở hữu Bitcoin: đào coin hoặc giao dịch ngang hàng (P2P) thông qua các diễn đàn như Bitcointalk. Đây cũng là diễn đàn do Nakamoto thành lập để tổ chức các cuộc thảo luận liên quan đến Bitcoin. 

Các giao dịch ngang hàng sau đó trở nên rủi ro hơn do đòi hỏi sự tin cậy giữa các bên giao dịch. Đến năm 2010, sàn giao dịch đầu tiên là Bitcoin Market mới xuất hiện. Nhà đầu tư có thể mua Bitcoin bằng cách gửi USD cho người dùng khác qua PayPal. Bitcoin Market sẽ giữ lại Bitcoin đến khi người bán nhận được tiền của đối phương.

Năm 2011, một số sàn giao dịch Bitcoin xuất hiện nhưng không tạo được tiếng vang. Chẳng hạn, VirWoX cho phép mua Bitcoin bằng Linden Dollar, đơn vị tiền tệ của trò chơi thực tế ảo nổi tiếng Second Life. Trong khi đó, Tradehill hỗ trợ người dùng mua Bitcoin thông qua chuyển khoản ngân hàng và các công cụ thanh toán khác. 

Bấy giờ, Mt.Gox là sàn giao dịch lớn nhất, xử lý 70% tổng số giao dịch trên toàn cầu. Mt.Gox chủ yếu liên kết với hai dịch vụ thanh toán là Liberty Reserve và Dwolla. Nhìn chung, phương tiện thanh toán vẫn còn khá giới hạn và người dùng thường xuyên báo lỗi khi sử dụng nền tảng. Đỉnh điểm là vụ hack năm 2014 đã lấy đi của sàn 850,000 Bitcoin. 

Sự thống trị của Binance

CZ đã nhanh chóng nhận thấy khó khăn của các nhà đầu tư crypto. Người dùng không có nhiều sự lựa chọn để giao dịch tiền mã hóa trong khi các vụ hack như Mt.Gox làm xói mòn niềm tin của cộng đồng. 

Ông hứng thú với ý tưởng về một loại tiền tệ phi tập trung có thể được sử dụng ở bất kỳ đâu mà không cần ngân hàng hay trung tâm quản lý. Khi Binance ra đời năm 2017, sàn tập trung vào giao dịch Bitcoin và không chấp nhận tiền pháp định. Song chỉ một năm sau, Binance đã hỗ trợ đến 136 loại tiền mã hóa. Đây là con số khá lớn so với hầu hết sàn giao dịch cùng thời. Chẳng hạn, Coinbase và Bitfinex lúc bấy giờ chỉ niêm yết lần lượt 4 và 79 đồng tiền mã hóa.

Bên cạnh đó, Binance không yêu cầu người dùng có tài khoản ngân hàng. Sàn cũng thêm 9 ngôn ngữ vào trang web để tạo khác biệt so với các đối thủ chỉ sử dụng tiếng Anh. Người dùng xuất hiện từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có những quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển như Nam Phi và Ấn Độ.

Điều này giúp Binance mở rộng đối tượng người dùng và nhanh chóng trở thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới sau 6 tháng đầu hoạt động. Phí giao dịch thấp cũng là ưu thế khác của Binance. Trong khi Coinbase đặt mức phí lên đến 1.49%-3.99%, Binance chỉ yêu cầu người dùng trả 0.1% cho mỗi giao dịch. 

Vốn có chi phí phải chăng, Binance gần như loại bỏ mọi đối thủ sau khi ra mắt dịch vụ cho vay (Binance Loans), giao dịch tương lai (Binance Futures) và giao dịch đòn bẩy (Margin Trading). Đến nay, Binance trở thành sàn giao dịch đa năng với đủ mọi dịch vụ.  

Nếu cần đào coin, người dùng có thể tìm đến Binance Mining Pool. Nhờ Binance Savings, người dùng có thể kiếm thu nhập thụ động thông qua gửi tiền trên nền tảng. Nói đến NFT, Binance cũng đã cho ra đời marketplace NFT của riêng sàn. 

Với độ phủ sóng ở mọi lĩnh vực, Binance dễ dàng trụ vững ngôi vương sàn giao dịch crypto suốt 5 năm. Báo cáo Arcane Research cho thấy Binance hiện chiếm 92% khối lượng giao dịch giao ngay Bitcoin, tăng 50% so với tháng 1/2022. Sau khi Binance loại bỏ phí giao dịch Bitcoin vào tháng 7, tốc độ tăng trưởng đã bùng nổ.

Tính đến tháng 11, sàn giao dịch của CZ chiếm 55% khối lượng giao dịch vĩnh cửu. Sau khi FTX sụp đổ, Binance nắm giữ 66% miếng bánh thị phần. Vị thế của Binance ngày càng tăng thêm. Ngoài ra, dữ liệu từ Nansen tiết lộ nền tảng có lượng dự trữ tiền mã hóa gần 57 tỷ USD, nhiều hơn gấp đôi số tiền trên mười sàn giao dịch lớn tiếp theo cộng lại.

Sự thống lĩnh của Binance rõ ràng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, năm 2022 đã nhắc lại bài học “không có gì quá lớn để sụp đổ” cho nhà đầu tư. Điều đáng sợ là dường như không có cá nhân hay tổ chức nào đủ lớn để giải cứu Binance một khi sàn gặp khủng hoảng. Nhiều người thậm chí tin rằng viễn cảnh Binance đóng cửa chính là dấu chấm hết cho thị trường tiền mã hóa. 

Trong khi đó, Binance vẫn còn một nỗi lo cần sớm giải quyết: tìm công ty kiểm toán mới để thực hiện báo cáo quỹ dự trữ. Đây chính là viên gạch cuối cùng giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư, cơ quan quản lý và công chúng đối với sàn giao dịch và tiền mã hóa.

Đọc thêm: Binance Pháp báo lỗ gần 4.5 triệu USD

RELEVANT SERIES