Tim Beiko: Ai là người quản lý Ethereum?
Tim Beiko là nhà phát triển làm việc tại Ethereum Foundation với vị trí "core dev". Ông giải quyết các vấn đề trong "core dev" và thường xuyên đưa ra cập nhật về công việc của Ethereum Foundation cho cộng đồng.
Trong buổi nói chuyện tại EthCC vào ngày 17/7, Tim Beiko đã trình bày tổng quát quá trình quản trị tại Ethereum, độ quan trọng của các thành phần trong hệ sinh thái Ethereum và nỗ lực nâng cấp việc quản trị của mạng lưới.
Tim mô tả hệ sinh thái quản trị Ethereum như "củ hành" với nhiều lớp gồm core dev, EIP Champions (người đề xuất EIP), Consensus Participants, Node Operators, người dùng và cộng đồng với mức độ ảnh hưởng tăng dần. Theo đó, core dev sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý nhưng cộng đồng lại có sức ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình phát triển của Ethereum.
Theo Tim Beiko, core dev là khái niệm khó giải thích. Đó là những đội ngũ phát triển từ những tổ chức khác nhau từ mọi nơi; nhà nghiên cứu từ quỹ đầu tư, viện nghiên cứu, công ty tổ chức... hay cá nhân nào đó. Tất cả mọi người đều có thể là core dev. Tất cả hoạt động của nhóm này đều được công khai trên các buổi livestream hoặc văn bản nghiên cứu.
Theo sau đó chính là người đề xuất EIP. EIP hay Ethereum Improvement Proposal, là những cải tiến thay đổi cách thức hoạt động cho mảng lưới Ethereum. Tất cả mọi người đều có thể tham gia vào việc tạo ra đề xuất mới. Tuy nhiên, những người này cần phải đưa lý do, động lực để đội ngũ core dev quyết định có triển khai hay không.
Mặc dù core dev và EIP có ảnh hưởng trực tiếp lên mạng lưới, Tim Beiko khẳng định họ không phải là người kiểm soát mạng lưới Ethereum.
Đội ngũ core Dev có rất ít "quyền lực" trong cộng đồng chạy node. Theo bài chia sẻ của Tim Beiko, nhóm phát triển chỉ chiếm tối đa 4% số node của Ethereum. Nếu đội ngũ phát triển Ethereum triển khai một nâng cấp hoặc thay đổi "gây tranh cãi", đội ngũ validator (hoặc thợ đào) sẽ tiến hành một hard fork để phân tách thành hai chuỗi khác nhau như trường hợp ETH và ETC, ETH và ETHW...
Tuy nhiên, ngay cả khi đó, quyền quyết định mạnh nhất vẫn nằm ở người dùng và người dùng. Tim giải thích khi Ethereum tiến hành hard fork, tất cả thông tin đều tồn tại trên cả hai chuỗi nhưng một số dự án sẽ phải chọn một trong hai như cầu nối, orcale, real world asset... Và "liệu Ethereum có còn là Ethereum" nếu một nhóm dự án lựa chọn chuyển đến bản fork của nó.
Nhà phát triển Ethereum cũng đề cập đến các vấn đề hiện tại trong việc quản lý Ethereum như việc đội ngũ phát triển bị ảnh hưởng bởi các dự án khác như (Layer2, cơ sở hạ tầng, ứng dụng lớn...), hệ sinh thái trở nên quá lớn và nhiều người tham gia vào dễ đến việc khó đưa ra quyết định hay việc một số đề xuất yêu cầu sự đánh đổi...
Đọc thêm: