SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Tổng thống Biden: 'Tiếp tục xây dựng nước Mỹ vững mạnh'

Đó là chia sẻ của Tổng thống Mỹ Biden sau khi ông ký thoả thuận để tạm dừng giới hạn nợ quốc gia đến đầu tháng 1/2025 nhằm thoát khỏi kịch bản vỡ nợ lần đầu trong lịch sử.
Avatar
tranhtnn
Published Jun 04 2023
Updated Jun 04 2023
4 min read
thumbnail

"Tôi vừa ký thành luật thỏa thuận ngân sách lưỡng đảng nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ  lần đầu tiên, trong khi vẫn giảm thâm hụt, bảo vệ An sinh xã hội và thực hiện nghĩa vụ đối với các cựu chiến binh", ông Biden chia sẻ trên Twitter và đính kèm theo video ký dự luật.

"Bây giờ, chúng ta tiếp tục công việc xây dựng nền kinh tế mạnh nhất thế giới".

Việc đình chỉ giới hạn nợ đến đầu năm 2025 sẽ loại bỏ nguy cơ vỡ nợ cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024. Ngoài việc giải quyết giới hạn nợ, luật còn hạn chế chi tiêu phi quốc phòng, mở rộng yêu cầu công việc đối với một số ngành nghề nhất định và thu hồi quỹ cứu trợ Covid-19, cùng các điều khoản chính sách khác.

Thỏa thuận lưỡng đảng nhằm giải quyết giới hạn nợ đã được ký kết giữa Nhà Trắng và các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện - đỉnh điểm của những cuộc đàm phán gây tranh cãi kéo dài nhiều ngày mà đôi khi tưởng chừng như chúng có thể đổ vỡ và sụp đổ hoàn toàn.

Những ngày qua, các nhà lập pháp đã chạy đua với thời gian để hoàn thành thoả thuận trước ngày 5/6, thời điểm mà Bộ Tài chính cảnh báo rằng nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ, nó có thể kích hoạt thảm họa kinh tế toàn cầu.

Tuy vậy, thỏa thuận vẫn vấp phải sự phản đối từ một bộ phận trong cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa.

trần nợ mỹ
Trần nợ công của Mỹ thay đổi trong hơn 50 năm qua. Nguồn: Vn Economy.

Việc nâng trần nợ công không phải là điều mới tại Mỹ. Từ năm 1960, Quốc hội Mỹ đã nâng trần nợ 78 lần. Trong năm 2023, trong cuộc tranh luận về nâng trần nợ, Kevin McCarthy (lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện) đã yêu cầu Chính phủ cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden lại cho rằng trần nợ nên được nâng lên mà không có bất kỳ điều kiện nào kèm theo.

Trong quá khứ, việc nâng trần nợ công đã trở thành quy trình thông thường tại Quốc hội. Tuy nhiên, khác với hiện tại, thỏa thuận về nâng trần nợ công đã được đàm phán nhanh chóng. Sự chia rẽ trên chính trường Mỹ trong những năm gần đây đã góp phần vào sự bế tắc trong việc nâng trần nợ và gây ra nhiều hậu quả.

Ví dụ, vào năm 2011, thỏa thuận nâng trần nợ chỉ được đạt được vài ngày trước thời hạn. Kết quả là, S&P lần đầu tiên trong lịch sử đã giảm xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ mức AAA xuống AA+. Sự chậm trễ này cũng đã khiến Chính phủ Mỹ phải chi thêm 1,3 tỷ USD trong năm đó.

Trước đó, Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa hai lần vào năm 1995 và 1996 khi Tổng thống Bill Clinton và Chủ tịch Hạ viện thuộc Đảng Cộng hòa Newt Gingrich đối đầu về vấn đề này. Hơn một triệu nhân viên Chính phủ đã nghỉ việc trong một tuần vào cuối tháng 11/1995 cho đến khi trần nợ được nâng lên.

Đọc thêm: Quan chức Nga vướng lao lý vì nhận hối lộ Bitcoin.

RELEVANT SERIES