SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

USDC tăng trưởng vượt mặt USDT sau vụ sụp đổ FTX?

Mặc dù vốn hóa thị trường nhỏ hơn USDT, dữ liệu on-chain cho thấy USDC có khối lượng giao dịch nhiều hơn stablecoin đối thủ sau khi FTX sụp đổ.
quynhnt
Published Jan 15 2023
Updated Dec 14 2023
4 min read
thumbnail

Sau cú sập của sàn giao dịch FTX, USDC ngày càng trở nên phổ biến hơn với các chỉ số tăng trưởng tích cực. Hiện tại, khối lượng giao dịch hàng ngày của stablecoin này lớn hơn gấp bốn đến gấp năm lần so với đối thủ cạnh tranh USDT, theo dữ liệu từ Glassnode. 

Dù vốn hóa thị trường của USDT cao hơn 23 tỷ USD, USDC vẫn đạt được một số cột mốc ấn tượng trong thời gian qua. Từ ngày 10/1, lợi thế giao dịch đã nghiêng về phía USDC với biên độ gấp 4.5 lần.

Trên thực tế, cả hai stablecoin đều ghi nhận sự gia tăng về khối lượng giao dịch sau dòng tweet ngày 6/11 của CEO Binance, Changpeng Zhao (CZ) về việc thanh lý toàn bộ token FTT. Động thái của CZ đã đẩy cuộc khủng hoảng thanh khoản xảy ra và dẫn đến sự lụi tàn của FTX chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. 

Kể từ đó, USDC đã trở thành lựa chọn ưa thích của cộng đồng tiền mã hóa. Khối lượng giao dịch hàng ngày của stablecoin này cao hơn 12.5 tỷ USD so với USDT, theo dữ liệu của Glassnode.

Cả USDT và USDC đều được phát hành và duy trì tỷ giá 1:1 với đồng USD của Mỹ và được hỗ trợ bởi các khoản dự trữ từ dự án. Dù vậy, USDC được nhiều người trong giới crypto đánh giá là sự lựa chọn an toàn hơn.  
Những người ủng hộ stablecoin này cho biết USDC được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc trái phiếu kho bạc ngắn hạn của Mỹ. Đồng thời đồng coin này cũng được kiểm toán hàng tháng bởi công ty kế toán toàn cầu Grant Thornton.

Trong khi đó, Tether phải đối mặt với không ít lời chỉ trích trong vài năm qua vì không cung cấp bằng chứng kiểm toán rõ ràng. Hơn nữa, công ty này cũng không công khai các chi tiết minh bạch về khoản dự trữ stablecoin của mình. 

Vào tháng 10/2021, công ty đứng sau USDT bị Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai phạt 41 triệu USD. Theo đó, nhà phát hành stablecoin này bị cáo buộc chỉ nắm giữ 27.6% nguồn dự trữ trong khoảng thời gian từ 2016-2018. Trong quá khứ, Tether từng tuyên bố USDT được hỗ trợ hoàn toàn bằng tiền tệ fiat. 

Tether đã và đang cắt giảm bớt lượng thương phiếu hỗ trợ cho stablecoin của mình để nghiêng về các lựa chọn an toàn hơn. Gần 46 tỷ USD dự trữ của công ty này bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và trái phiếu kho bạc Mỹ. 

Sau vụ sụp đổ của FTX, USDT có dấu hiệu mất peg so với đồng USD Mỹ trong bối cảnh lo ngại về việc tiếp xúc với Alameda và sàn giao dịch đã phá sản. Bằng chứng on-chain cho thấy cả hai công ty này đang cố gắng bán khống stablecoin USDT. Tuy nhiên, phía Tether đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận không liên quan đến các nền tảng trên.

Khối lượng giao dịch của USDT từng cao hơn nhiều so với USDC cho đến tháng 5/2021. Đó là thời điểm Tether ghi nhận sự gia tăng về vốn hóa của USDT từ 8.79 tỷ USD lên 61.82 tỷ USD trong năm trước. Con số này tương ứng với mức tăng 603%.

Bất chấp sự thay đổi trong lựa chọn của người dùng crypto, Tether vẫn coi sự tăng trưởng về vốn hóa thị trường là dấu hiệu đáng mừng cho thấy thị trường tiếp tục tin tưởng vào nhà phát hành stablecoin này. 

Đọc thêm:  FTX thu hồi thành công 5 tỷ USD

RELEVANT SERIES