SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

CafeinDaily: Terraform Labs lên tiếng về việc phá sản; Ví nhà sáng lập Ripple bị hack; FTX lên kế hoạch trả tiền cho người dùng

Ngày 1/2, thị trường crypto chìm trong sắc đỏ, vốn hoá giảm khoảng 35 tỷ USD. Bitcoin giảm 1.4% về vùng 42,000 USD. Tương tự, Ethereum giảm 1.5% trong ngày.
Avatar
tranhtnn
Published Feb 01 2024
Updated Feb 15 2024
11 min read
thumbnail

Trong số 100 đồng coin/token hàng đầu, ba altcoin tăng giá trong ngày là Bittensor (TAO) ở mức 9.2%, Monero (XMR) ở mức 4.2% và Ronin (RON) ở mức 3.4%.

Song song đó, ba altcoin giảm giá nhiều nhất trong ngày là Jupiter (JUP) ở mức -67.5%, Manta Network (MANTA) ở mức -11.4% và Sei (SEI) ở mức -9.7%.

crypto 1 2
Tổng quan thị trường 24h qua. Nguồn: Coin360.

Trong 24h qua, chỉ số sợ hãi và tham lam ở mức 63 (tham lam), tăng 3 điểm trong ngày.

sợ hãi và tham lam
Chỉ số sợ hãi và tham lam. Nguồn: Alternative.

Terraform Labs: “Quyết định phá sản là biện pháp giúp kháng cáo vụ kiện với SEC”

Chris Amani - Giám đốc Điều hành của Terraform Labs cho biết các biện pháp bảo vệ phá sản có thể giúp kháng cáo vụ kiện do SEC đưa ra.

Cụ thể, trong hồ sơ gửi lên tòa án Phá sản Delaware ngày 30/1, Giám đốc Điều hành của Terraform Labs tiết lộ việc nộp đơn phá sản theo Chương 11 là điều quan trọng để kháng cáo thành công vụ kiện với SEC. Trước đó, công ty này đã đệ đơn xin phá sản vào ngày 21/1.

Đơn kháng cáo chống lại SEC thường yêu cầu dự án đưa ra tài sản thay thế. Tuy nhiên, một số biện pháp bảo vệ phá sản theo Chương 11 sẽ cho phép công ty nộp đơn kháng cáo mà không cần loại tài sản này.

“Việc kháng cáo thành công sẽ loại bỏ khiếu nại lớn nhất chống lại bên nợ. Điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các chủ nợ và cộng đồng”.
Hồ sơ của công ty

Ngoài ra, trong tài liệu, Amani nhấn mạnh việc kháng cáo cho thấy SEC không có thẩm quyền cần thiết để buộc tội Terraform Labs hoặc đồng sáng lập Do Kwon. Ông lập luận rằng các sản phẩm tiền mã hoá của dự án không được gọi là chứng khoán. Do đó, SEC không có nghĩa vụ và thẩm quyền để đánh giá chúng.

Bên cạnh đó, Amani tuyên bố kho dự trữ của Terraform Labs nắm giữ khoảng 28 triệu USD Bitcoin, 7 triệu USD các loại crypto khác và khoảng 87 triệu USD LUNA.

Trung Quốc sẽ ban hành luật chống rửa tiền crypto vào năm 2025

Trung Quốc đang lên kế hoạch thay đổi bộ luật chống rửa tiền (AML) nhằm quản lý giao dịch tiền mã hoá, tăng cường giám sát ngành công nghiệp non trẻ này.

Theo truyền thông địa phương, trong cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc diễn ra vào ngày 22/1, Lý Khắc Cường - Thủ tướng Trung Quốc đã đề nghị sửa đổi dự thảo AML vốn đã được tinh chỉnh lần đầu tiên vào năm 2021.

Sau đó, văn bản trên được đưa vào kế hoạch làm việc lập pháp của Hội đồng Nhà nước năm 2023. Dự kiến, chính phủ quốc gia này sẽ ban hành dự thảo thành luật vào năm 2025.

Trong quá trình thảo luận bản sửa đổi luật AML, nhiều chuyên gia tài chính và học giả nổi tiếng cho rằng phạm vi của luật AML khá rộng khiến bản dự thảo khó bao quát hết. Do đó, phía chuyên gia đề xuất trước tiên nhà nước nên xây dựng khung sườn quy định. Sau đó, chính phủ mới nên lồng ghép những nội dung cấp thiết nhất vào.

trung quốc
Bản tin địa phương về việc sửa đổi bản thảo của Trung Quốc. Nguồn: Jiemian.

Ngoài ra, Giáo sư Vương Hâm thuộc Khoa Luật Đại học Bắc Kinh nhấn mạnh về tính cấp thiết của việc giải quyết những vấn đề liên quan đến rửa tiền qua crypto. Ông cho biết giới tội phạm đang ngày càng lợi dụng tiền mã hoá nhằm lách luật và rửa tiền. Mặt khác, luật pháp Trung Quốc hiện hành vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về tài sản kỹ thuật số.

Giáo sư nhận xét tuy bản sửa đổi trước có đề cập đến vấn đề rửa tiền qua tài sản kỹ thuật số, phía chỉnh phủ vẫn chưa hướng dẫn cụ thể về việc thu giữ, phong tỏa và tịch thu tài sản từ tội phạm rửa tiền. Ông cho biết nhà nước vẫn cần cải thiện thêm bản thảo nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền.

Vitalik Buterin: “Đã đến lúc tìm thế hệ crypto tiếp theo”

Ngày 31/1, Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum đã nhắc lại hành trình của mình trong crypto và bày tỏ mong muốn để “thế hệ tương lai thay thế vai trò của ông”.

Trong bài blog, Vitalik thảo luận về vai trò của ông những năm qua và tầm quan trọng của tài năng mới trong không gian tiền mã hóa. Vitalik chia sẻ một trong những điểm ông chú tâm nhất gần đây là nhiều người trẻ hơn ông đang lãnh đạo các dự án.

Khi bằng tuổi họ, Vitalik từng được ca ngợi như một người kỳ lạ với khả năng biến đổi thế giới. “Nhìn những người trẻ hơn tôi nhưng lại đi xa hơn tôi, tôi nhận ra rõ ràng vai trò đó của tôi đã không còn nữa”, Vitalik viết.

Vitalik giải thích rằng suy nghĩ của ông đã thay đổi trong 10 năm qua. Đồng thời, thế giới xung quanh ông cũng đã khác đi, không còn quá tập trung vào tiền mã hóa như trước. Nhà sáng lập Ethereum giờ đây còn khám phá các lĩnh vực khác như nghiên cứu tuổi thọ.

Năm 2013, Vitalik từng bỏ lỡ cơ hội thực tập ở Ripple do không xin được Visa Mỹ. Ông quyết định tập trung làm việc tại Bitcoin Magazine trước khi giới thiệu về Ethereum tại sự kiện BTC Miami năm 2014. Bài thuyết trình tại sự kiện đã thúc đẩy ông rời trường đại học.

Tuy nhiên, Vitalik cảm thấy nuối tiếc khi phần lớn quyết định của ông trong Ethereum đều thuận theo áp lực và yêu cầu từ những người khác. Năm 2017, ông hối hận vì đã chấp nhận lời mời gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Tôi phải đóng vai ‘người bí ẩn’. Nếu tôi không làm vậy, không gian crypto có thể bị trì trệ hoặc chi phối bởi những kẻ hám lợi và đó là lỗi của tôi. Do đó, tôi bắt đầu cẩn trọng hơn với cả kế hoạch của người khác lẫn chính tôi”.
Vitalik Buterin

Sau sự sụp đổ của Sam Bankman-Fried, Vitalik cũng nhận ra hầu hết những người ông ngưỡng mộ trong ngành blockchain đã "không còn nữa".

Cuối cùng, Vitalik tin rằng giờ là lúc thích hợp để hỗ trợ lớp nhà phát triển tương lai. “Hiện tại, vai trò của tôi đã khác. Đã đến lúc thế hệ tiếp theo đảm nhận vai trò trước đây của tôi”, ông cho biết.

Giá XRP giảm sau khi ví của nhà sáng lập Ripple bị hack

Tối 31/1, cộng đồng tiền mã hoá xôn xao khi có tin đồn ví Ripple bị hack. Theo đó, thiệt hại ước tính lên đến 112.5 triệu USD.

Trong bài đăng trên X (Twitter) vào 9h30 tối 31/1, Chris Larsen, đồng sáng lập của Ripple đính chính rằng nền tảng Ripple không bị hack. Tuy nhiên, một số tài khoản cá nhân của ông đã bị hacker xâm nhập và bòn rút XRP.

“Hôm qua, kẻ gian đã xâm nhập vào một số tài khoản XRP cá nhân của tôi. Chúng tôi đã kịp thời phát hiện vấn đề và thông báo cho các sàn giao dịch đóng băng các địa chỉ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra”.

Chris Larsen, đồng sáng lập Ripple.

Cụ thể, 9h tối ngày 31/1, chuyên gia phân tích blockchain ZachXBT phát hiện địa chỉ ví "rJNL...Qojm" đã rút 213 triệu token XRP (khoảng 112.5 triệu USD) không rõ nguyên nhân. Sau đó, số tiền này được chuyển qua nhiều sàn giao dịch khác nhau như Binance, Kraken và OKX.

Đáng chú ý, theo XRPScan, địa chỉ ví này thuộc về Ripple và được liên hệ với tên miền cũng như tài khoản Twitter của dự án. Ngoài ra, ví này được khởi tạo vào năm 2018 và từng được sử dụng làm ví Funding của Ripple kiêm ví của nhà sáng lập Chris Larsen.

Sau thông tin trên, giá XRP giảm hơn 3% về mức 0.5 USD.

FTX lên kế hoạch trả lại toàn bộ tiền cho người dùng

FTX tiết lộ sẽ cố gắng hoàn lại 100% tiền cho khách hàng, song không tái khởi động như những tuyên bố trước đó. Giá FTT đã bật tăng sau thông báo rồi nhanh chóng quay đầu giảm.

image
Chart FTT khung H1. Nguồn: TradingView.

Trong phiên tòa ngày 31/1 ở Delaware, luật sư của FTX cho biết sàn giao dịch sẽ không hoạt động lại do không tìm được chủ mới. Dù vậy, sàn sẽ hoàn trả đầy đủ cho tất cả khách hàng hợp lệ và “chủ nợ không được bảo đảm nói chung”.

Luật sư Andy Dietderich đã trình bày kế hoạch phá sản theo Chương 11 của công ty sau khi thu hồi số tiền đáng kể từ các công ty liên kết và dần dần bán tài sản mã hóa để trả nợ. Dựa trên kết quả này, FTX dự kiến công bố cách thanh toán tiền cho chủ nợ vào tháng 2 tới.

“Tôi muốn tòa án và các bên liên quan hiểu rằng đây không phải là sự đảm bảo mà là mục tiêu. Vẫn còn nhiều việc phải làm và rủi ro trước khi chúng tôi đạt được kết quả đó. Nhưng chúng tôi tin rằng mục tiêu nằm trong tầm tay và chúng tôi có chiến lược để thành công".
Luật sư Andy Dietderich nói trước tòa

Ông cho rằng việc FTX mua lại nền tảng phái sinh LedgerX là “khoản đầu tư khủng khiếp”. Năm 2023, FTX bán lại nền tảng với giá 50 triệu USD, chỉ bằng một phần sáu của 300 triệu USD họ bỏ ra ban đầu.

Tương tự, ông thất vọng về kế hoạch FTX 2.0, tức tìm người tiếp quản thương hiệu FTX và khởi động lại sàn. Luật sư khẳng định hiện họ không có dự định cho sàn giao dịch hoạt động trở lại.

“Chúng tôi vẫn có dữ liệu và thông tin khách hàng có giá trị để kiếm tiền. Nhưng không có nhà đầu tư nào sẵn sàng cam kết số vốn cần thiết để khởi động lại sàn, và cũng không có người mua nào xuất hiện”, Dietderich nói.

Dietderich giải thích nguyên nhân là tình trạng thảm khốc của FTX khi sụp đổ. Theo ông, chi phí và rủi ro của việc vận hành sàn giao dịch từ “tàn dư” Sam Bankman-Fried để lại quá cao. Cộng đồng đã nhận ra FTX không giống như hình tượng họ xây dựng và chỉ hoạt động được vài năm ngắn ngủi.

Đọc thêm: Army of Fortune sửa luật airdrop vì áp lực từ cộng đồng

RELEVANT SERIES