SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

WSJ: Việt Nam giao dịch nhiều top đầu trên Binance

Theo Wall Street Journal, Việt Nam là quốc gia có khối lượng giao dịch cao thứ 4 trên Binance, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Avatar
uyntran.web3
Published Aug 04 2023
Updated Aug 04 2023
4 min read
thumbnail

Như Interlock đưa tin, một cựu nhân viên Binance đã tiết lộ dữ liệu nội bộ của sàn giao dịch hồi tháng 5. Trong đó, Trung Quốc chiếm áp đảo với hơn 90 tỷ USD, tương đương khoảng 20% khối lượng giao dịch trên toàn thế giới. Đây là con số đáng chú ý vì Binance đã rời khỏi thị trường Trung Quốc từ năm 2017, đồng thời chính phủ nước này cũng đã cấm giao dịch tiền mã hóa từ cuối năm 2021.

Đại diện Binance sau đó đã bác bỏ thông tin từ tờ Wall Street Journal và khẳng định người dùng Trung Quốc không có quyền truy cập website Binance.com. Mặt khác, các sàn thường không công khai dữ liệu giao dịch ở từng khu vực nên thông tin này gần như không thể xác minh.

Ngoài nghi vấn về Trung Quốc, bài viết của Wall Street Journal gây chú ý với khối lượng giao dịch của người dùng Việt Nam trên Binance. Đứng ở vị trí thứ 4, Việt Nam ghi nhận gần 25 tỷ USD tiền mã hóa, trong đó đa số là ở hoạt động giao dịch futures. 

image
Khối lượng giao dịch của người dùng Việt Nam trên Binance đạt gần 25 tỷ USD. Nguồn: Wall Street Journal.

Ngoài ra, theo khảo sát của Morning Consult và Bloomberg Opinion, Việt Nam có khoảng hơn 26 triệu người dùng thực hiện ít nhất một giao dịch crypto mỗi tháng. Các website liên quan tới crypto có lượng traffic cao nhất năm 2022 tại Việt Nam lần lượt là Binance, CoinMarketCap và CoinGecko. 

Điều này cho thấy mức độ phổ biến của crypto tại Việt Nam. Theo báo cáo vào tháng 5, công ty Triple A ước tính Việt Nam là đất nước có lượng người dùng crypto lớn thứ 5 thế giới. Cụ thể, Việt Nam có khoảng 20 triệu người sở hữu tiền mã hóa, trong khi Mỹ, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria có lần lượt 27 triệu, 26 triệu và 22 triệu người dùng.

Xét về tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa, Việt Nam lại dẫn đầu thế giới với khoảng 20.54% dân số. Mặt khác, tỷ lệ người dân Mỹ sở hữu crypto chiếm 13.22%, theo sau là Iran với 13.46% và Philippines với 13.02%. Theo dự báo của MarketsandMarkets, năm 2026, giá trị thị trường blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt gần 2.5 tỷ USD, tăng gấp 5 lần quy mô năm 2021. 

Giao dịch crypto có hợp pháp?

Với mức độ phủ sóng ngày càng rộng, pháp lý là từ khóa được nhiều người dùng tiền mã hóa quan tâm. Tính đến nay, Việt Nam chưa ban hành khung quy định cụ thể cho crypto. 

Pháp luật Việt Nam không cấm giao dịch tiền mã hóa nhưng riêng hành vi thanh toán bằng crypto sẽ được xem là hành vi bất hợp pháp. Tại Khoản 6, Điều 26 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc sử dụng các phương tiện thanh toán bất hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoảng 50-100 triệu đồng. 

Về vấn đề đóng thuế, hoạt động giao dịch crypto chưa được xác định là cần phải chịu thuế. Năm 2017, Chi Cục thuế Thành phố Bến Tre từng gây xôn xao khi yêu cầu một nhà giao dịch Bitcoin nộp hơn 981 triệu đồng thuế giá trị gia tăng và hơn 1.6 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân do giao dịch Bitcoin. 

image
Một máy ATM Bitcoin ở TP.HCM. Nguồn: VietNamNet.

Để xác định chính xác thu nhập từ các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, cần định nghĩa coin và token có phải là “tài sản”, “hàng hóa” hay không. Lúc bấy giờ, Tòa án Nhân dân Tỉnh Bến Tre đã bác bỏ đơn kiện của chi cục thuế vì pháp luật chưa phân loại Bitcoin là hàng hóa và cũng chưa có hướng dẫn xử lý hình thức kiếm tiền thông qua mua bán tiền mã hoá. 

Trong vài năm tới, Việt Nam có khả năng sẽ áp dụng khung pháp lý rõ ràng hơn cho Bitcoin. Tháng 10/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng trình bày về tầm quan trọng của quy định dành cho crypto ở Việt Nam. Ông nhận định tiền mã hóa vẫn được sử dụng rộng rãi dù không được pháp luật công nhận. Do đó, khung pháp lý cụ thể là cách duy nhất để khống chế tội phạm và giữ môi trường tài chính an toàn. 

RELEVANT SERIES