SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Bao nhiêu người bị ảnh hưởng trong vụ hack ví Atomic?

Theo công ty, vụ việc chỉ gây thiệt hại cho chưa đến 1% người dùng hoạt động hàng tháng. Mặt khác, nhiều người dùng cho rằng con số thiệt hại thực tế lớn hơn nhiều.
Avatar
uyntran.web3
Published Jun 05 2023
Updated Jun 05 2023
4 min read
thumbnail

Như Interlock đưa tin, tối 3/6, hàng loạt người dùng báo cáo bị mất tiền lưu trữ trong Atomic Wallet. Một số người cho hay họ đã mất toàn bộ tài sản. Sau cuộc tấn công, đội ngũ dự án đã nỗ lực điều tra nguyên nhân vụ việc. Đồng thời, địa chỉ của nạn nhân đang được báo cáo cho các nền tảng phân tích blockchain và sàn giao dịch lớn để theo dõi và đóng băng số tiền bị đánh cắp.

Dự án cho hay dưới 1% người dùng hoạt động hàng tháng là nạn nhân của vụ cắp. Bất chấp thông báo của Atomic, không ít người dùng vẫn đang tiếp tục báo cáo bị mất tiền. Cộng đồng Twitter cho rằng thống kê thiệt hại chưa chính xác và công ty đang cố gắng làm nhẹ đi mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

"Bao nhiêu % người bị thiệt hại không phải là vấn đề. Hacker chỉ tập trung vào những ví chứa nhiều tiền", tài khoản @Kwinsiri1 viết trên Twitter.

Người dùng @AndrewAnastasi9 đồng tình với quan điểm này, đồng thời nói thêm ông đã bị đánh cắp 12,000 USD. Theo ông, 12,000 USD có thể là số tiền nhỏ với một số người nhưng là thiệt hại lớn với những người khác.

ZachXBT, nhà nghiên cứu on-chain nổi tiếng trên Twitter, nhận định hacker đã lấy đi 35 triệu USD từ người dùng Atomic và tiết lộ đã giúp một nạn nhân lấy lại 1 triệu USD. Tuy nhiên, ông từ chối cho biết đã khôi phục lại khoản tiền như thế nào. "Tôi sẽ chia sẻ sớm nhưng bây giờ chưa phải lúc", ZachXBT cho hay.

Kết quả điều tra của ZachXBT cho thấy người dùng bị thiệt hại nặng nề nhất trong vụ hack Atomic Wallet mất 7.95 triệu USDT. Ngoài ra, 5 người mất nhiều tiền nhất đã bị lấy đi tổng cộng 17 triệu USD. Nhiều loại tài sản tiền mã hóa đã bị đánh cắp, chủ yếu là Bitcoin, Ethereum và Tron.

Năm 2021, công ty bảo mật Least Authority đã kiểm tra Atomic Wallet và đánh giá nền tảng này “không đủ an toàn” và gây “rủi ro đáng kể” cho người dùng. Công ty cho hay các phản hồi và cam kết từ Atomic Wallet vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Atomic Wallet vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vụ tấn công và công khai đưa ra phương án bồi thường cho các nạn nhân.

Trong khi đó, ZachXBT cảnh báo nhiều kẻ lừa đảo đang mạo danh Atomic Wallet và tuyên bố sẽ giúp người dùng lấy lại số tiền bị mất. Nếu truy cập vào các liên kết đó, người dùng sẽ có nguy cơ bị hack tài khoản và tiếp tục tiền mất, tật mang. 

coin98
Tài khoản giả với tên gọi y hệt tài khoản chính chủ. Nguồn: ZachXBT. 

Đáng chú ý, nhiều tài khoản giả đã được Twitter xác minh, khiến nạn nhân càng mất cảnh giác hơn. Điển hình, tài khoản Twitter mang tên “Atomic – Crypto Wallet” cũng đã nhận được tích vàng của nền tảng và đề nghị người dùng nhấp vào đường liên kết giả để lấy lại tiền. Trên Twitter, những tài khoản như "Atomic wallet Support" hay "Atomic Wallet Official" cũng xuất hiện nhan nhản kèm theo thông điệp tương tự. Người dùng cần cẩn trọng, chờ cập nhật từ tài khoản chính thức của dự án. 

Đọc thêm: Phát hiện nhóm người Trung Quốc đóng giả dự án Uniswap.

RELEVANT SERIES