Binance có thể khó xin cấp phép ở Hong Kong
Trả lời trang tin @WuBlockchain, Gilbert Ng cho hay thái độ của SEC đối với Binance không giống với stablecoin USDT trước đây. Theo SEC, các stablecoin như USDT được coi là chứng khoán và cần được cơ quan quản lý. Trong khi đó, trên đơn kiện Binance, SEC đề nghị Binance và CEO CZ rút khỏi toàn bộ hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền mã hóa của Mỹ.
Ông cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến đơn xin cấp phép của Binance ở các khu vực khác, ví dụ như Hong Kong. Dù vậy, Ng nhận định các hành động của SEC Mỹ ít ảnh hưởng đến tình hình pháp lý của crypto ở đặc khu.
2. US SEC actions have little impact on Hong Kong’s supervision. The United States does not have laws and regulations on cryptocurrencies, but at the same time it needs to enforce the law, so there is no certainty of supervision, Hong Kong already has clear laws Framework.
— Wu Blockchain (@WuBlockchain) June 7, 2023
Gilbert Ng chỉ ra Hong Kong có định nghĩa về chứng khoán khác Mỹ. Một số đồng tiền mã hóa có thể được xem là “token chứng khoán” ở Mỹ nhưng Hong Kong lại không. Khác với token tiện ích, token chứng khoán là dạng hợp đồng đầu tư cho phép chủ sở hữu nhận cổ tức, lợi nhuận từ doanh thu.
"Hiện tại, Hong Kong không cho phép nhà đầu tư cá nhân mua token chứng khoán, chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được phép mua", Ng chia sẻ.
Mỹ không có luật và khung quy định cụ thể cho tiền mã hóa nhưng nhu cầu thực thi luật là điều cố hữu. Do đó, Mỹ không thể giám sát thị trường crypto một cách chắc chắn. Mặt khác, Hong Kong đã có khung luật rõ ràng từ ngày 1/6. Trước đó, Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai Hong Kong (SFC) thông báo đã nhận được 152 thư đóng góp ý kiến từ các hiệp hội, công ty, tập đoàn và người tham gia thị trường để quyết định những điều khoản cụ thể.
Như Interlock đưa tin, một trong những tiêu chí là công ty phải đảm bảo không vướng vào vụ kiện nào trong vòng 12 tháng gần nhất. Đơn kiện của SEC nhắm vào Binance ngày 6/6 đã khiến sàn giao dịch không đáp ứng tiêu chí trên.
Thời gian qua, Binance đã chuẩn bị các bước mở chi nhánh hợp pháp ở nhiều quốc gia như Thái Lan và Nhật Bản nhằm thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ. Tuy bỏ ngỏ dự định mở rộng thị trường sang Hong Kong, Binance tỏ ra lạc quan về tác động tích cực khu vực này sẽ mang lại cho thị trường tiền mã hóa.
Tháng 4, tại sự kiện Web3 Festival, nhà sáng lập CZ tin rằng dòng tiền sẽ chảy về Hong Kong trong thời gian tới và đây sẽ là địa điểm lý tưởng cho nhiều công ty blockchain. Ông chủ Binance nhận định “có bộ khung quy định nghiêm ngặt vẫn tốt hơn so với việc thực thi pháp luật trong khi mập mờ về quy định”. Đây cũng là điều nhiều công ty crypto nhận xét về SEC và các cơ quan quản lý Mỹ từ trước vụ kiện Binance và Coinbase.
Trong khi Mỹ tạo áp lực lên ngành crypto, châu Á bắt đầu nổi lên như một điểm nóng mới. Theo số liệu từ Glassnode, nguồn cung Bitcoin tại Mỹ đã giảm 11% kể từ tháng 6/2022. Ngược lại, lượng Bitcoin do các tổ chức hoạt động tại châu Á nắm giữ đã tăng lên khoảng 9.9%.
Đọc thêm: