SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Interlock
Save
Copy link

Trung Quốc là yếu tố thúc đẩy thị trường crypto trong 2023?

Trung Quốc đang có động thái cởi mở hơn với mảng crypto. Thị trường tỷ dân có thể là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền công nghiệp này trong năm 2023.
Avatar
immihu.web3
Published Jan 31 2023
Updated Jan 03 2024
5 min read
thumbnail

Song song với việc mở cửa sau chiến dịch Zero-Covid, Trung Quốc dường như có những động thái thân thiện với thị trường tiền mã hoá hơn trong thời gian gần đây. 

Trung Quốc mở cửa với Crypto

Như Interlock đã đưa tin, Justin Sun, nhà sáng lập TRON đang có "những bước lớn trong chính sách về tiền mã hoá". Trong đó, quy định thuế là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang dần cởi mở với thị trường này. 

Theo báo cáo từ sàn giao dịch Huobi, một số cơ quan thuế Trung quốc đã bắt đầu áp đặt thuế 20% thu nhập cá nhân trên nhà đầu tư tiền mã hoá và những thợ đào Bitcoin. "Chính sách thuế sẽ thúc đẩy phổ cập tiền mã hoá tại Trung Quốc, ông Justin Sun cho biết. 

Mức thuế trên không phải quá cao nếu so sánh với các quốc gia khác như Ấn Độ với 30%, Mỹ 10-37%, Đức lên đến 45%... Mặc dù không miễn thuế như Dubai những con số 20% là đủ nếu các dự án tiền mã hóa muốn tiếp cận thị trường tỷ dân này. Không chỉ các công ty công nghệ truyền thống mà các công ty tiền mã hóa đều muốn tiếp cận thị trường này. 

Nhà sáng lập TRON tiết lộ sẽ chuyển đến Hong Kong do tin tưởng vào tương lai của thị trường tiền mã hóa ở Trung Quốc. Anh chỉ ra Trung Quốc có cộng đồng nhà giao dịch và nhà phát triển lớn, đồng thời đạt nhiều thành tựu về áp dụng và đổi mới.

Trước đó, Trung Quốc đã cho mắt NFT marketplace đầu tiên tại quốc gia này, cho phép mua bán bản quyền liên quan đến tài sản mã hoá. Động thái này đánh dấu sự đảo ngược của chính quyền Trung Quốc sau thời gian tìm cách hạn chế và cấm hoạt động khai thác, thanh toán và các hoạt động khác của thị trường tiền mã hoá. 

Theo đó, thị trường NFT tại Trung Quốc đang bùng nổ. Các công ty điện tử tại quốc gia này đã triển khai nền tảng giao dịch NFT tạo điều kiện thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn. Hơn cả là sự trổi dậy của các bộ sưu tập NFT đến từ Trung Quốc. Nếu Âu Mỹ có bộ sưu tập như Bored Apes Yacht Club, CryptoPunks hay Nhật Bản có Azuki thì Trung Quốc hoàn toàn có thể sinh ra một bộ sưu tập Bluechip tương tự.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Như Interlock đã đưa tin, e-CNY đã được mở rộng thử nghiệm trên bốn tỉnh của quốc gia này, người dân đã có thể sử dụng đồng tiền trong hoạt động thương mại tại các cửa hàng. 

Việc ra mắt CBDC sẽ thúc đẩy các quốc gia khác đẩy mạnh quá trình xây dựng khuôn khổ cho đồng tiền riêng của quốc gia họ. Trong khi Mỹ đã đề cập đến vấn đề này từ cuối năm 2022 nhưng FED vẫn chậm chạp đưa ra các phương án phát triển mới thì Trung Quốc đã đến bước ứng dụng vào đời sống thực tế. Nếu Mỹ không có các động thái mới thì sẽ thua Trung Quốc trong cuộc đua này, tương tự như cuộc đua viễn thông 5G. 

Với một cộng đồng nhà giao dịch và người dùng lớn, Trung Quốc sẽ là một nhân tố quan trọng trong mùa uptrend sắp tới. 

Cú hích của thị trường Trung Quốc với crypto

Trước đây, Trung Quốc luôn có thái độ phòng thủ đối với thị trường tiền mã hoá. Do đó, thị trường này vẫn còn rất nhiều không gian phát triển. Việc hợp tác và cung cấp dịch vụ sẽ là cơ hội bùng nổ cho các dự án tiền mã hoá hiện tại. 

Như Interlock đã đưa tin, ngày 26/1, blockchain layer 1 Conflux đã thông báo hợp tác và tích hợp với mạng xã hội thương mại điện tử Little Red Book, còn được gọi là "Instagram Trung Quốc". Sau khi tin tức được đưa ra, giá của token CFX đã tăng hơn 60%. Điều này đủ cho thấy sức ảnh hưởng của thị trường Trung Quóc đối với các dự án tiền mã hoá. 

Song, một số công ty tiền mã hoá đã nhanh chóng có được mối quan hệ đối với các công ty lớn của Trung Quốc ngay cả trong thời kỳ cách ly. Đơn cử trong năm 2022, một số thương vụ nổi bật như Avalanche hợp tác với Alibaba Cloud, EOS xây dựng trên Chinamobile cloud, NEO cung cấp khung NFT cho mạng lưới BSN, Phoenix hợp tác với Wechat... Nếu những dự án này chưa nhận được sự quan tâm đúng mực thì việc Trung Quốc cởi mở hơn với blockchain sẽ là cơ hội bức phá cho những dự án biết tận dụng cơ hội.

Thị trường Trung Quốc cần thêm thời gian để chính quyền có thể đưa ra khung pháp lý rõ ràng cũng như đánh tan sự hoài nghi của phương Tây. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Trung Quốc sẽ là một mảnh đất tiềm năng cho các dự án tiền mã hoá trong tương lai. 

Đọc thêm: Binance tiết lộ kế hoạch cho năm 2023?

RELEVANT SERIES